Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

12 bài thuốc dân gian thông dụng từ cây đinh lăng

Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi Đinh lăng là “cây Sâm của người nghèo”, với nhiều công dụng, do vậy, trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc hay, tiện dụng.

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 26/02/2024

12 bài thuốc dân gian thông dụng từ cây đinh lăng

Đinh lăng là cây trồng khá phổ biến từ lâu ở nhiều nơi để làm cảnh, chỉ có loài đinh lăng lá nhỏ (Tieghemopanax Fruticosus Vig) thuộc họ nhân sâm có những tính chất như nhân sâm nhưng lại là loại cây dễ trồng, dễ tìm, người dân có thể dễ dàng có được và sử dụng nên Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây Đinh lăng là “cây Sâm của người nghèo”. Với công dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh và bồi bổ cơ thể, do vậy, trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc hay được bào chế từ Cây Đinh lăng (cả lá, thân, rễ). Cách thực hiện khá đơn giản, dễ làm, tiện lợi và thông dụng cho mọi nhà.

rễ cây đinh lăng

Hổ trợ điều trị tắc tia sữa

Rễ đinh lăng 30 – 40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml, uống nóng 2 – 3 ngày.

Để hổ trợ thông tia sữa, vú bị căng: có thể dùng 30 - 40 gam rễ Đinh lăng thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Bồi bổ cho sản phụ sau sinh, người mới ốm dậy

Phụ nữ sau khi sinh, người mới ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ do đinh lăng có tác dụng gần giống như nhân sâm. Dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, có thể đẩy các độc tố ra ngoài, giúp cơ thể sảng khoái.

Hổ trợ chữa thiếu máu

Rễ đinh lăng 100g, tán thành bột, sắc uống hằng ngày

Bồi bổ và thanh lọc cơ thể

Lá đinh lăng tươi từ 150-200gr, nấu sôi với khoảng 1000ml nước. Sau khi sôi khoảng 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, có thể đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lấy nước thứ hai. Uống trong ngày thay nước.

Hổ trợ điều trị sưng đau khớp, làm lành vết thương

Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn đắp lên vết thương, chỗ sưng đau (hoặc có thể sử dụng 40 gam đinh lăng, giã nhuyễn, và đắp vào vết thương hoặc chỗ sưng đau), làm như vậy, có khả năng chữa sưng đau cơ khớp. Ngày xưa, khi bị chảy máu tay hay chân, các cụ cầm máu bằng cách nhai lá đinh lăng, đắp vào chỗ chảy máu rồi lấy mảnh vải buộc lại.

Hổ trợ điều trị đau lưng mỏi gối

Dùng thân cành cây đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Hổ trợ khi mệt mỏi

Dùng rễ cây đinh lăng phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Hổ trợ chữa liệt dương

Rễ đinh lăng kỷ tử, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc hỗn hợp này và uống ngày 1 thang.

Hổ trợ viêm gan

Rễ đinh lăng 12g; biển đậu, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; nghệ 8g. Sắc uống ngày 1 thang, có tác dụng tốt đối với bệnh viêm gan

Phòng co giật ở trẻ

Sử dụng lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm, có thể giúp trẻ phòng chống được các cơn co giật.

Hổ trợ khi bị dị ứng, ban sởi, ho và kiết lỵ

Dùng 10 gram lá đinh lăng khô sắc chung với 200ml nước và uống trong hàng ngày có tác dụng chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ

Hổ trợ điều trị ho suyễn lâu năm

Lấy rễ đinh lăng, đậu săng, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá tất cả đều 8g, xương bồ 6g, gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia hỗn hợp này ra làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi còn nóng sẽ tốt hơn

Lưu ý: khi dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng cần đúng liều lượng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Bạn đang xem: 12 bài thuốc dân gian thông dụng từ cây đinh lăng
Bài trước
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: