Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

3 loại thảo mộc trị sẹo - vết thương ngoài da ai cũng biết

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 11/09/2018

Thảo mộc trị sẹo ngoài da thông dụng

Những vết thương ngoài da không còn xa lạ đối với chúng ta mỗi ngày. Nó đến bất chợt mà ta không thể biết được, đôi khi có thể là do chúng ta làm đồ ăn vô tình thái vào tay, cũng có thể là chỉ là một cú trượt chân, ngã xuống gây tím tái chân tay, hay nghiêm trọng hơn là ngã xe trầy xước thành từng mảng lớn,....Có rất nhiều cách khác nhau để chữa lành vết thương ngoài da như vậy. Hôm nay, thế giới thảo mộc sẽ cung cấp cho bạn 3 thảo mộc có xuất xứ từ thiên nhiên giúp bạn chữa lành vết thương chóng và không để lại sẹo.

1. Lá nha đam giúp làm sạch và chữa lành vết thương

Khi đắp một ít gel được chiết xuất từ cây nha đam (lô hội) vào vết thương thì tác động sẽ rất bất ngờ. Loại cây tuyệt vời này được sử dụng để trị vết thương do đứt tay, bỏng, trầy xước hoặc sưng viêm ở da.

Phần chất nhầy hoặc gel bên trong lá cây nha đam được cấu thành từ nhiều chất hơn chỉ đơn thuần là nước. Ngoài ra, nó cũng chứa các chất keo dạng axit, muối hữu cơ, enzyme, saponin, vitamin, tannin, amino acit và nhiều loại khoáng.

Lợi ích của lá nha đam: Lá nha đam giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Nhờ đó, việc chữa lành vết thương và tạo mạch (anglogenesis) – chính là sự hình thành các mô mới để phục hồi vết thương cũng nhanh hơn.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng khẳng định loài thực vật này có những tác dụng trị liệu tuyệt vời, vừa giúp giảm đau, vừa chống sưng viêm.

Đặc biệt, chắc chắn bạn sẽ thấy thú vị khi biết rằng nha đam còn chứa aloemodine – một thành phần hữu cơ có khả năng chống virus và vi khuẩn, giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng cũng như thúc đẩy sự lành lại của vết thương hơn nữa.

Cách sử dụng nha đam

Cách đơn giản nhất để khai thác các đặc tính của lá nha đam đó là làm đông nó.

Dùng dao cắt thân cây nha đam thành các miếng nhỏ.

Lau sạch tất cả các chất gel có màu đục bên trong ở hai đầu mỗi miếng, đặt chúng vào khay đá và sau đó cho vào ngăn đá của tủ lạnh hoặc máy làm đông.

Lúc này, gel (chất đặc quánh) sẽ giữ lại tất cả các đặc tính của nó do bị làm đông. Từ sau, bất cứ khi nào cần làm lành vết thương, bạn chỉ cần lấy ra 1 miếng để dùng.

2. Rau má

Rau má là loại thảo dược được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về da, chẳng hạn như chàm, bệnh vẩy nến, đau họng, các vết bỏng đơn giản và thậm chí là vết thương hở.

Rau má có chứa nhiều saponin. Nhờ những hợp chất này mà nó có thể thúc đẩy việc chữa lành vết thương và cải thiện quá trình lưu thông máu để kích thích hoạt động sản xuất collagen. Vì lý do này mà rau mà được sử dụng nhiều trong điều trị, đặc biệt là phục hồi các vết thương sau khi phẫu thuật.

 

rau má

Cách sử dụng rau má:

• Lấy một nhúm rau má, rửa sạch, cắt nhỏ và đắp vào vết thương.
• Để trong 20 phút, sau đó, lấy nhúm rau má ra và dùng bông lau sạch.

Bạn nên lặp lại các bước này trong 2 đến 3 ngày liên tục để thấy được những kết quả rõ rệt. Ngoài ra, một số loại thuốc trị thương từ rau má được chế biến sẵn và bày bán ở hiệu thuốc cũng có thể thay thế.

ĐỌC THÊM Dầu tràm nguyên chất -  sản phẩm không thể thiếu của gia đình bạn.

3. Trà Chamomile (cúc La Mã)

Cơ quan thuốc châu Âu (European Medicine Agency – EMA) đã chấp thuận việc sử dụng rộng rãi trà chamomile trong nhiều năm. Khi được sử dụng đúng cách, loại thảo dược này rất hữu ích để chữa lành vết thương, chàm và làm giảm sưng viêm.

Ngoài ra, trà chamomile cũng có tác dụng chống dị ứng.

trà hoa cúc la mã

Cách sử dụng trà hoa cúc La mã:

Đầu tiên, bạn cần mua một ít trà chamomile khô từ các cửa hàng hoặc hiệu thuốc. Bạn cũng có thể sử dụng trà dưới dạng túi nhưng vì không biết chắc chắn có phải 100% trà chamomile thật hay không nên tốt nhất là hãy mua hoa khô.

Thành phần

1 thìa trà khô (10g).

½ cốc nước (100ml).

Chuẩn bị

Đun nước nóng và khi nước sôi, đổ trà vào. Sau một vài phút, chắt lấy nước.

Khi nước ấm, nhúng miếng lót bằng cotton và sau đó đắp lên vết thương.

Chú ý nên lặp lại các bước này khoảng vài ngày để thấy rõ kết quả.

 

Trên đây là 3 loại lá vô cùng phổ biến với chúng ta, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm mọi nơi. Mỗi tuần, Thế giới thảo mộc sẽ tiếp tục mang đến cho các bạn các thông tin hữu ích về những loại thảo mộc từ thiên nhiên.

Nguồn: Step to health

Bạn đang xem: 3 loại thảo mộc trị sẹo - vết thương ngoài da ai cũng biết
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: