Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Bách bệnh là gì? Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của bách bệnh

Cây bách bệnh (mật nhân) có vị đắng, tính mát, quy kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa , phòng ngừa cảm mạo.

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 03/06/2021

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây mật nhân

Gần đây, rất nhiều người đã đọc được thông tin cây bách bệnh có thể chữa trị bệnh vô cùng hiệu quả giống như tên của loài cây này vậy. Thế nhưng, không ít người băn khoăn về sự thật của những thông tin này. Để hiểu rõ hơn về cây bách bệnh và công dụng chữa bệnh của loại thảo dược này, các bạn hãy theo dõi ngày bài viết dưới đây của Thế giới thảo mộc nhé!

Cây bách bệnh là gì?

Cây bách bệnh hay còn được biết đến với một số tên gọi khác như cây bá bệnh, mật nhân, hậu phác nam, nho nan,… với tên khoa học là Eurycoma Longifolia Jack thuộc cây họ Simaroubaceae.

cây bá bệnh

Loài cây này có chiều cao tối đa khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn hơn. Cây có nhiều lông xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau. Lá cây dạng kép, không có cuống, bao gồm 13 – 24 lá nhỏ mọc đối nhau. Mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới màu trắng. Vì là loài cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây bá bệnh chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa mật nhan có màu đỏ nâu, mọc thành từng chùm. Quả non màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh ở giữa. Mỗi quả chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Cây bách bệnh mọc hoang rải rác ở các tỉnh miền núi và trung du. Bộ phận được dùng làm thuốc thường là lá, thân, vỏ và rễ cây. Dược liệu sau khi được thu hái sẽ được phơi khô, bảo quản ở nơi thoáng mát để có thể sử dụng quanh năm.

Tác dụng của cây bách bệnh

Đông y cho rằng, bách bênh (mật nhân) có vị đắng, tính mát, quy kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, đau nhức gân xương, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (kiết lỵ hoặc tiêu chảy đều có thể dùng ), phòng ngừa cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng khi hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông).

Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu. Còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ, chốc. Rễ của cây bách bệnh đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30 - 40g, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20 - 50ml rượu mật nhân. Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị. Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được (Lưu ý không được dùng cho phụ nữ có thai)

thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, dùng ngoài làm thuốc trị ghẻ lở

Bên cạnh đó, theo một số tài kiệu nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng cây bách bệnh còn có có công hiệu cải thiện chức năng sinh lý, tác dụng kích thích sinh dục nam, tăng cường ham muốn tình dục và khả năng di chuyển của tinh trùng, khắc phục yếu sinh lý. Ngoài ra, bá bệnh có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, ngăn ngừa khối u, phòng chống lão hóa hiệu quả. Cây mật nhân góp phần vào việc hỗ trợ quá trình điều trị xương khớp và hầu hết các bệnh nhân đau lưng, mỏi gối, tê nhức tay chân sau khi sử dụng thảo dược đã có chuyển biến tốt rõ rệt.

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây mật nhân

  • Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam: Bách bệnh (400mg), linh chi (50mg), tinh chất nhân sâm (50mg) bào chế thành viên nang, liều lượng sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc Đông y.
  • Chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở loét, ghẻ: Đun lá bách bệnh lấy nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm, giã nát bã lá đắp lên đến khi khỏi thì thôi.
  • Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh: Rễ bách bệnh (15g) sắc với nước lấy nước thuốc uống mỗi ngày, sử dụng liên tục  7 – 10 ngày để thấy tác dụng.
  • Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân bách bệnh (12g), Trần bì (8g), Can khương (4g), Đậu khấu (6g), Xích phục linh (12g), Cam thảo (4g). Sắc các vị thuốc mỗi ngày một thang, uống liên tục trong 5 – 7 ngày.
  • Kích thích tiêu hóa: Rễ bách bệnh (20g), 10 quả chuối sứ khô đã được nướng vàng, ngâm cùng 1 lít rượu trắng khoảng 7 ngày là dùng được, uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống một chén nhỏ (khoảng 30ml).

Lưu ý khi sử dụng bách bệnh

Theo nghiên cứu, khi sử dụng ở liều lượng cao, rễ cây bá bệnh có thể gây ra một số tác dụng như mất ngủ, có thể kéo dài đến nhiều ngày dẫn đến nguy cơ giảm ham muốn tình dục. Thảo dược còn làm gia tăng thân nhiệt, gây bồn chồn, lo lắng làm người dùng nóng nảy, giảm tính kiên nhẫn.

Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng mật nhân, có thể dẫn đến sảy thai. Không những vậy, rễ bá bệnh rất đắng nên nếu ngâm rượu không thể sử dụng trong nhiều ngày.

Bách bệnh là một loại thảo dược có thể sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Thế nhưng, trước khi sử dụng các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc, những người có chuyên môn, tránh dùng bừa bãi, quá liều lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng.

rể cây mật nhân

xem thêm>>>
Công dụng và một số bài thuốc có cây mật nhân
Rễ cây Mật nhân hiện có bán tại Thảo Mộc Thiên Nhiên Thuận Thành
Bạn đang xem: Bách bệnh là gì? Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của bách bệnh
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: