Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Bạch tật lê – Bí quyết tráng dương của phái mạnh

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 23/06/2021

Bạch tật lê là một vị thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh về mắt. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, thảo dược này lại được dùng như một vị thuốc hỗ trợ về tình dục, tráng dương cực hiệu quả. Vậy chính xác bạch tât lê là gì? Công dụng chữa bệnh của bạch tật lê như thế nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thế giới thảo mộc nhé!

Tổng quan về bạch tật lê

Bạch tật lê là gì?

Bạch tật lê hay còn được biết đến với nhiều lên gọi khác như gai ma vương, thích tật lê, gia yết hầu… có lên khoa học là Tribulus terrestris L., thuộc họ Tật lê (Zygophyllaceae), là loại cỏ mọc bò lan trên mặt đất thành từng đám nhỏ, có chiều rộng khoảng 1 – 1.5m. Thân được bao phủ bởi lớp lông ngắn màu trắng, chia thành nhiều nhánh, dài từ 30 đến 60 cm. Lá bạch tật lê hình bầu dục, mọc đối xứng nhau dài 2 – 3cm, mặt trên có màu xanh thẫm, mặt dưới phủ lông trắng. Hoa màu vàng, mọc riêng lẻ tại những kẽ lá. Quả hình khối, được cấu tạo từ 5 vỏ cứng mọc khép lại, có hai hình 3 cạnh và bên trong có phôi hạt.

cây bạch tật lê

Ở nước ra, bạch tật lê thường được tìm thấy ở các tỉnh thành ven biển như tỉnh Quảng Bình kéo dài đến tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận…

Bạch tật lê là loài cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn nên thường mọc thành từng đám nhỏ trên các bãi cát ven biển. Loài cây này rất dễ sinh trưởng và phát triển, chỉ cần gieo một hạt giống nhỏ xuống đất, qua vài mùa mưa là chúng có thể mọc thành đám và bò lan trên mặt đất.

Bộ phận dùng làm thuốc

Người ta sử dụng quả bạch tật lê để làm thuốc. Quả thường được thu hái vào khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm. Quả sau khi được thu hái sẽ được phơi hoặc sấy khô, có thể dùng sống hoặc sao vàng để rụng bớt lá nhọn rồi đem giã nát để chữa bệnh. Vị thuốc thường có mặt trong các bài thuốc bổ thận, tráng dương, chữa vô sinh, hiếm muộn cho cả nam và nữ giới.

quả bạch tật lê

Thành phần hóa học

Qua một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, gai ma vương chứa các hợp chất như alkaloid, chất béo, một chút tinh dầu và chất nhựa có chứa nitrat.

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây đã cho biết thêm, bên cạnh những hợp chất kể trên, trong dược liệu còn chứa phyllo erythin, tanin, flavonoid và rất nhiều hoạt chất saponin bao gồm diosgenin, gi gemin và chlorogenin.

Công dụng của bạch tật lê

Bạch tật lê có vị đắng, khi để sống có tính bình nhưng khi sao lên thì có tính ấm, quy vào hai kinh ca và phế. Vị thuốc này có tác dụng bình can, tán phong, thông huyết, trừ thấp, tả phế, cường dương, sáng mắt và giải độc.

Công dụng của bạch tật lê

Theo kinh nghiệm dân gian, gai ma vương sử dụng để trị đau mắt đỏ, ngứa mắt, nước mắt chảy ra nhiều, đau họng, nhức đầu, sưng vú hoặc tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh, khí kết hoặc huyết kế trong bụng, phong ngứa. Bên cạnh đó, bạch tật lê còn được dùng như thuốc bổ thận, trị đau lưng, xuất tinh nhanh, chảy máu cam, lỵ, chữa loét miệng nếu dùng để súc miệng. Trong trường hợp chữa đau mắt, bạn hãy cho bạch tật lê vào nước đun sôi, rót ra chén rồi hứng mắt vào hơi nước đang bốc lên.

Tại Ấn Độ, bạch tật lê còn được xem như thảo dược có tác dụng lợi tiểu và bổ, sử dụng để điều trị các bệnh sỏi, đau khi tiểu tiện. Lá gai ma vương có công dụng bổ dạ dày. Bột nhão từ lá cũng có thể điều trị sỏi bàng quang. Rễ cây có tác dụng nhuận tràng và bổ. Đặc biệt, bạch tật lê được sử dụng làm thuốc tăng cường sinh lực, tráng dương.

bạch tật lê được sử dụng làm thuốc tăng cường sinh lực

Một số bài thuốc dân gian có bạch tật lê

  • Trị đau mắt, nhức mắt, chảy nước mắt, thị lực giảm sút: Bạch tật lê phơi khô, tán bột, ngày uống 8g, chia thành 2 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục trong thời gian dài để có hiệu quả.
  • Trị loét miệng, viêm họng, mụn lở, sưng lợi: Tán bột 20 – 30g bạch tật lê, nấu với 3 lần nước để thành cao, trộn với một ít mật ong rồi bôi lên vết thương nhiều lần trong ngày.
  • Trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Bạch tật lê, đương quy mỗi vị 12g, sắc với nước lấy nước thuốc uống 2 lần/ngày.
  • Trị thận hư, di tinh, hoạt tinh, liệt dương: Bạch tật lê (16g); kỷ tử, nhị sen, hạt sen, thỏ ty tử, ba kích, quả ngấy hương, quả kim anh (bỏ ruột) mỗi vị 12 g, sắc lấy nước uống, 2 lần/ngày.

Lưu ý khi dử dụng bạch tật lê

Bạch tật lê chống chỉ định với những người bị huyết hư khí yếu. Do đó, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lợi ích khi sử dụng bạch tật lê với nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng. Ngoài ra, bạch tật lê có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý khiến của thầy thuốc, bác sĩ uy tín trước khi sử dụng thảo dược này.

bạch tật lê

Trên đây là các thông tin cơ bản về bạch tật lê mà Thế giới thảo mộc muốn chia sẻ với các bạn. Thông tin trên đều mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị y khoa. Cho nên, các bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bạn đang xem: Bạch tật lê – Bí quyết tráng dương của phái mạnh
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: