Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Giảm nhanh cơn đau đầu bằng trà thảo dược

Tuy không quá nguy hiểm nhưng nhức đầu khiến hoạt động của bạn trong ngày trở nên kém hiệu quả, nếu tình trạng này diễn ra lâu sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể. Có một số loại trà thảo mộc có thể giúp kiểm soát cơn đau đầu hiệu quả mà bạn không cần lạm dụng thuốc tây

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 26/08/2019

Đau đầu không còn là bệnh chỉ gặp ở một số đối tượng nữa mà hiện nay đang là triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nhức đầu khiến hoạt động của bạn trong ngày trở nên kém hiệu quả, nếu tình trạng này diễn ra lâu sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.

Bằng cách ngăn ngừa hợp chất prostaglandins, một số loại trà thảo mộc Thuận Thành giới thiệu dưới đây có thể giúp kiểm soát cơn đau đầu hiệu quả mà bạn không quá lạm dụng thuốc tây.

Trà gừng

trà gừng

Gừng là một loại thảo mộc có chứa các hợp chất giúp giảm viêm và có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Do đó gừng có khả năng làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng hay những cơn đau nửa đầu.

Trà gừng giúp ngăn chặn quá trình giải phóng prostaglandin – hợp chất gồm các axit bão hòa gây ra các cơn đau. Đặc biết nếu bạn bị đau đầu kèm với triệu chứng buồn nôn và nôn ói thì trà gừng là sự lựa chọn tốt nhất.

Cách dùng trà gừng:

- Đun sôi 1/2 chén nước rồi cho thêm vào 2 thìa gừng tươi thái lát và 2 muỗng cà phê đường.

- Đun sôi trong khoảng 5 phút.

- Dùng trà khi còn nóng.

- Uống khoảng 3 ly mỗi ngày.

Lưu ý: Bạn có thể thêm mật ong tùy vào sở thích

Trà hoa cúc

trà hoa cúc

Trong hoa cúc có chứa một lượng lớn hợp chất hóa học chamazulene có khả năng chống viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa giúp giảm đau, hạ sốt và sát khuẩn cao. Đó là lý do tại sao trà hoa cúc được coi như thuốc giảm đau đầu tuyệt vời.

Bản chất của trà hoa cúc là nóng và thơm nên có thể giúp bạn thư giãn, làm dịu hệ thần, giảm căng thẳng, lo âu – những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng đau đầu.

Cách dùng trà hoa cúc:

+ Tráng ấm bằng nước sôi trước khi pha
+ Cho khoảng 4-5 bông hoa vào ấm thể tích 150ml, có thể đậm nhạt hơn tùy khẩu vị
+Tuỳ sở thích, có thể pha cùng các loại trà khác (2-3 gram gram hồng trà hoặc trà ôlong), hồng táo (1 quả) , kỳ tử (3-5 quả), quế, la hán, tâm sen….
+ Tráng hoa bằng nước sôi để hoa và các loại trà thảo mộc khác ngậm nước
+ Rót nước sôi và ủ trong khoảng 3-4 phút trước khi thưởng thức.
+ Có thể thêm chút đường phèn hoặc mật ong, .. để điều vị..

* Dùng lạnh: lọc lấy nước đổ vào bình lắc tạo bọt, đổ ra cốc, và thêm chút đá.

Lưu ý: Bạn không nên uống quá nhiều vì loại trà này có thể gây buồn nôn. Phụ nữ mang thai tránh sử dụng trà hoa cúc vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Nếu đang dùng thuốc an thần, thuốc huyết áp hoặc tiểu đường, bạn cũng không nên uống loại trà này khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Trà bạc hà

trà bạc hà

Trà bạc hà là một trong số hơn 150 loại thảo mộc có trong dược điển hoa Kỳ, từng được sử dụng phổ biến ở Ai Cập cổ, các nước Trung Đông và Châu Á. Trong bạc hà có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa có công dụng giảm đau. Bản chất chống viêm của bạc hà không chỉ hiệu quả giúp giảm đau đầu khi cảm lạnh mà còn giảm chứng đau nửa đầu.

Tác dụng giãn cơ của lá bạc hà sẽ giúp bạn giảm các cơn đau, tăng cường lưu thông máu. Trà bạc hà sẽ phát huy tác dụng giảm đau đầu tốt hơn nếu bạn dùng trà và kết hợp với các liệu pháp xông tinh dầu, mát-xa.

Cách dùng trà lá bạc hà:

- Cho 1 thìa cà phê lá trà vào 1 chén nước đang đun sôi.

- Để nguội một lúc rồi dùng.

- Uống 4-5 tách trà một ngày giữa các bữa ăn.

Lưu ý: Trà có thể gây cảm giác khó thở ở trẻ em dưới 12 tuổi.

Để tận dụng tinh chất trong bạc hà, người bệnh có thể pha lá bạc hà với nước sôi và đậy nắp lại trong 10 phút. Sau đó, có thể đổ nước đó ra ly và thưởng thức.

Trà vỏ cây liễu trắng

trà vỏ cây liễu trắng

Vỏ cây liễu chính là thuốc Aspirin tự nhiên có lịch sử gần 2.000 năm được người xưa dùng cho mục đích y tế. Đây là thuốc giảm đau nổi tiếng được sử dụng trong trường hợp đau đầu, đặc biệt là đi kèm với triệu chứng sốt.

Theo dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa tại Tổ chức Uqora, loại trà này sẽ giúp bạn hạ sốt, giảm đau đầu, đau khớp. Tuy nhiên, trà vỏ cây liễu trắng có thể gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye gây tổn thương não và gan trẻ nhỏ.

Cách dùng:

- Cho 2 muỗng cà phê trà vào một nồi chứa khoảng 450ml nước.

- Để lửa nhỏ và đun sôi trong 6 phút. Lấy phần bã trà ra trước khi dùng.

- Uống 3 ly một ngày.

Lưu ý: Trà có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày.

Trà tía tô

trà tía tô

Tía tô là một loại rau thơm phổ biến trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời của nó trong việc giảm triệu chứng đau đầu.

Đây là loại thảo mộc có họ hàng với cây bạc hà. Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, tía tô được biết đến với tác dụng giảm đau và an thần kể từ thời Trung Cổ. Các nhà thảo mộc học của Đức cũng từng khuyên dùng trà tía tô cho người đau nửa đầu.

Tía tô đất có tác dụng giảm đau, an thần nhẹ. Khi được vò nát, lá tía tô đất tỏa ra mùi thơm dễ chịu. Các chuyên gia khuyên những người bị đau nửa đầu nên uống trà tía tô đất. 

Cách dùng trà Tía tô:

- Cho 1 muỗng cà phê lá trà khô vào 1 chén nước đang đun sôi.

- Bạn có thể uống nhiều nhất 4 ly trà một ngày.

- Có thể thêm gừng, bột nghệ để giảm nhức đầu và chống viêm.

Hy vọng những tách trà thảo mộc hàng ngày sẽ giúp bạn thư giãn, giảm các cơn đau đầu khó chịu!

Để mua trà thảo mộc thiên nhiên uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngày với Thảo mộc thiên nhiên Thuận Thành với hình thức đặt hàng, mua hàng qua mạng đầy tiện lợi, luôn đảm bảo sẽ mang lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh nhất trong thời gian nhanh nhất. 

Đến với chúng tôi quý khách thoải mái tham quan các mặt hàng, tìm hiểu đầy đủ các tính năng và thông tin của từng sản phẩm để chọn cho mình thứ mình thích nhất, phù hợp nhất và rẻ nhất.

Bạn đang xem: Giảm nhanh cơn đau đầu bằng trà thảo dược
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: