Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Tìm hiểu về rau khúc và tác dụng chữa bệnh không ngờ

Rau khúc là một loại thực vật khá phổ biến và quen thuộc tại các vùng quê Việt Nam. Mọi người thường sử dụng rau khúc để chế biến các món ăn như: xôi khúc, bánh khúc. Nhưng ít ai biết rằng rau khúc còn là loại thực vật có tác dụng với sức khỏe.

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 18/08/2021

Rau khúc là một loại thực vật khá phổ biến và quen thuộc tại các vùng quê Việt Nam. Mọi người thường sử dụng rau khúc để chế biến các món ăn như: xôi khúc, bánh khúc. Nhưng ít ai biết rằng rau khúc còn là loại thực vật có tác dụng với sức khỏe. Cùng Thảo mộc Thuận Thành tìm hiểu về rau khúc và tác dụng chữa bệnh của rau khúc qua bài viết hôm nay nhé!!!!

Tìm hiểu chung về rau khúc

Tìm hiểu chung về rau khúc

I, Tìm hiểu chung về rau khúc

- Rau khúc là một loại thảo mộc thuộc dạng cây cỏ, trồng sống quanh năm, thân cao 20 – 30 cm. Rau khúc thường được tìm thấy ở các nơi ẩm ướt như ruộng đồng, men mương, ven hồ, ven đê. Cây thường mọc lẫn trong ruộng trồng lúa, hoa mùa vụ đông xuân. Rau khúc ưa sáng, ưa ẩm ướt.

- Rau khúc mọc thành cụm, thân và lá phủ nhiều lông trắng như nhung. Lá cây mọc so le, hình bầu dục dài 4-6 cm, bề ngang khoảng 0,5 – 0.8 cm, gân giữa khá rõ.

- Rau khúc thuộc họ Cúc còn được biết đến với các tên như thử khúc thảo, hài nhi thảo, hoàng nhung gần,...

- Hoa nhỏ mọc thành cụm ở ngọn cây, có màu vàng, cánh nhỏ khoảng 2mm. Cây ra khá nhiều hoa quả, già thì tự tàn lụi vào khoảng tháng 6 - 8, sau đó tái sinh tự nhiên nhờ hạt. Cụm hoa rau khúc hình bông hay hình chuỳ mọc ở ngọn, có nhiều hoa cái và hoa lưỡng tính rất nhiều. Tràng hoa cái mảnh có ba răng nhỏ, tràng hoa lưỡng tính phình to từ gốc đến đỉnh.

- Hạt rau khúc có sức sống khỏe, gieo xuống đất thì nẩy mầm. Rau khúc không cần chăm sóc kì công, chỉ cần tưới nước khi quá khô hạn. Để làm bánh thì thường sử dụng lá non, còn khi làm thuốc sẽ sử dụng những lá già, lá bánh tẻ.

II. Thành phần hóa học trong rau khúc

Theo nhà nghiên cứu người Nhật Bản Tachibana Kenji và cộng sự cho biết, rau khúc nếp chứa các thành phần chính sau: 

  • Quercetin
  • Luteolin
  • 4,  2’,   4’ – trihydroxy –  6 ‘ – methoxy chalcon -4’ – O – β – glucosid

Ngoài các thành phần này, Trung dược từ hải III, 1218; Võ Văn Chi,1997 cho biết thanh minh thảo còn chứa các hoạt chất khác như:

  • 5% Flavonoid
  • 0.05% tinh dầu
  • Gnaphalin
  • 2, 4, 4’- trihydroxy-6’ – methoxychalcon – 4’ – β – D – glucopyranosid
  • Lutcoloin -4’- β –D – glucosid
  • Stigmasterol
  • Alcaloid
  • 0.58%xà phòng hóa 
  • Vitamin C, B và các caroten
  • Dầu béo

- Rau khúc có vị hơi ngọt hơi đắng, tính bình, không độc.

III. Tác dụng của rau khúc

1.Tác dụng chữa bệnh của rau khúc

- Theo Đông y, rau khúc có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt,, giải độc

  • Dùng để chữa cảm mạo phong hàn, ho nhiều đờm, phong thấp, đau nhức
  • Chữa các bệnh lở ngoài ra, mụn nhọt. Trong dân gian , lá rau khúc ngoài để làm bánh khúc thì còn để chữa phế quản.

- Theo y học hiện đại, rau khúc có chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Tinh dầu chứa trong rau khúc nên được sử dụng khi cây còn tươi. Để bảo quản tốt tinh dầu thì bạn nên đun nước sôi rồi mới cho rau vào, rồi bỏ ra ngoài ngay khi nước sôi lại.

rau khúc có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt,, giải độc

Rau khúc có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt,, giải độc

Trong dân gian có nhiều bài thuốc sử dụng rau khúc để chữa bệnh:

  • Chữa cảm lạnh, ho, sốt: Dùng rau khúc khô sắc uống mỗi ngày, bạn cũng có thể cho thêm tía tô, kinh giới để sắc uống cùng.
  • Chữa hen suyễn, nghẹt đờm, viêm họng: Dùng ray khúc sắc uống, còn có thể cho thêm ma hoàng, hạnh nhân, đông hoa, bạch tiền, gừng để sắc cùng.

Điều này đã được chứng minh trong một thí nghiệm nghiên cứu trên 165 ca viêm khí quản. Sau một thời gian sử dụng nước sắc từ rau khúc khô thì đã cho kết quả là 81% khỏi bệnh.

  • Chữa vết thương sưng tấy, hở miệng: bạn có thể lấy rau khúc tươi giã nát trộn cơm đắp lên hoặc sắc rau khúc khô thành nước uống trong ngày
  • Hoa khúc khô được sử dụng như hoa bia để làm gối thảo mộc êm dịu. Rau khúc làm nước súc miệng, dịch truyền rất tốt cho các vết loét trong miệng và cổ họng.
  • Chữa khí hư bạch đới ở nữ giới
  • Rau khúc giúp giảm đau nhức do bệnh thống phong (Gout).
  • Hỗ trợ điều trị đầy bụng, kiết lỵ, tiêu chảy.

bánh rau khúc

 

2. Tác dụng làm thực phẩm của rau khúc

Ngoài tác dụng chữa bệnh, rau khúc có thể sử dụng để chế biến món ăn:

- Làm bánh rau khúc:

- Xôi khúc

- Nấu canh, luộc rau khúc

Rau khúc có thể sử dụng để chế biến món ăn

Rau khúc có thể sử dụng để chế biến món ăn

III Lưu ý khi sử dụng rau khúc

Rau khúc có nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra phản ứng với những người bị dị ứng với cái loài thực vật thuộc họ Cúc,

Khi bạn có tiền sử dị ứng hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thực vật này

Ngoài ra vỡi mỗi độ tuổi, sức khỏe thì sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau cho phù hợp

Lưu ý khi sử dụng rau khúc

Lưu ý khi sử dụng rau khúc

Nếu bạn đang thuộc một trong các tình trạng sau thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kì cho con bú
  • Đang sử dụng các loại thuốc, thảo dược khác
  • Có dị ứng với các thành phần của rau khúc
  • Có bệnh lý có sẵn, hoặc đang bị rối loạn

Qua bài viết này mong bạn đã có thêm kiến thức về rau khúc,  Thảo mộc Thuận Thành tự hào là nhà cung cấp các loại thảo mộc thiên nhiên, trà hoa,… uy tín lâu năm. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các loại thảo mộc thì theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!!

Bạn có nhu cầu mua hàng, liên hệ Hotline: 0932 722 022

Bạn đang xem: Tìm hiểu về rau khúc và tác dụng chữa bệnh không ngờ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: