Trang chủ Liên hệ

Nụ hoa Hòe

200.000₫
Mua ngay

Nụ hoa Hòe

Quy cách: 1kg hoa hòe khô, đã sao vàng

Đông y gọi hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc. Do vậy, ta phải thu hái hoa hòe, ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy. Sau khi thu hái hoa hòe, người ta tuốt lấy nụ hoa, nhặt bỏ các cành con và lá còn sót lại, rồi đem sao. 

Tác dụng dược lý của Hoa Hòe

+ Cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.
+ Tác dụng với mao mạch: giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.
+ Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: chích tĩnh mạch chó được gây mê dịch Hoa hòe, huyết áp hạ rõ rệt. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập ếch và làm trở ngại hệ thống truyền đạo. Glucosid vỏ hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể của ếch. Hòe bì tố cótác dụng làm giãn động mạch vành.
+ Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng trị.
+ Tác dụng kháng viêm: đối với khớp thực nghiệm của chuột lớn và chuột nhắt, thuốc có tác dụng kháng viêm.
+ Tác dụng chống co thắt và chống lóet: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản. Tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột lớn, làm giảm bớt rõ rệt só ổ lóet của bao tử do thắt môn vị của chuột.
+ Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỷ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều chí tử.
+ Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm: đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1 và 2 cũng có tác dụng.
+ Tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy: nước Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.

Công dụng Nụ hoa Hòe

Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, bị chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra máu.

Điều hòa huyết áp, cao huyết áp, sau tai biến mạch máu não.

Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và tăng độ bền của mao mạch

Hạ mỡ trong máu, cholesterol trong máu, tốt cho hệ tim mạch

Kháng viêm, giảm sưng tấy

Giảm nhức đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt

Ngăn ngừa mạo cảm, điều hoà kinh nguyệt, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch

Trà thảo dược hoa Hòe đã được biết đến như là một phương thuốc giúp thư giãn, chống cảm lạnh và điều hoà kinh nguyệt, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, giúp đào thải độc tố

Cách dùng Nụ hoa Hòe

Lấy 8 – 10g hãm với nước sôi, có thể thêm bớt tùy khẩu vị

Có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

- Hòe mễ 10g, lá sen hoặc ngó sen 10 g, cúc hoa vàng 4g. Tất cả nghiền nhỏ, sắc với 400 ml nước tới khi còn 100 ml, uống 2 lần/ngày.

- Hoa Hòe 10g sao thơm, hạ khô thảo 10g sao vàng, cúc hoa 5g sấy khô, vò nát vụn. Trộn đều, hãm với 1.000 ml nước sôi trong 15 phút, uống nhiều lần trong ngày.

- Hoa Hòe 100g sao vàng, hạt thảo quyết minh (tên một vị thuốc) 100g sao đen. Hai thứ trộn đều, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 5g dưới dạng thuốc hãm.

- Hoa Hòe, kỷ tử, cúc hoa vàng, thảo quyết minh, huyền sâm, thục địa, hoài sơn, trạch tả, ngưu tất mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

Người cao tuổi bị tăng huyết áp dùng hòe mễ rất tốt, làm bền chắc thành mao mạch, chống hiện tượng phình vỡ, xuất huyết.

Lưu ý: 

- Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

- Hoa hòe tính hơi lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát… thì không nên dùng, nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu có tính ấm hoặc nóng.

Tam Thất Bắc

200.000₫