Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Hoắc Hương và hướng dẫn xông phòng, nơi làm việc bằng tinh dầu Hoắc Hương phòng chống COVID 19

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 22/10/2021

Giới thiệu về Hoắc Hương

Hoắc hương là loại cây thảo sống lâu năm, cao tầm 30-60cm. Thân vuông, màu nâu tím, có lông nhỏ, dày, phân nhánh. Lá mọc đối hình bầu dục hay hình trứng, mép khía răng cưa không đều, hai mặt lá đều có lông (mặt dưới có nhiều lông hơn), đôi khi có màu nâu tím, gân nổi rõ. Hoa của Hoắc Hương mọc ở đầu cánh hay kẽ lá thành bông đơn có màu hồng tím nhạt, lá bắc nhỏ, có lông dày; tràng hoa chia thành hai môi. Quả Hoắc Hương có hình cầu, hơi dẹt, hạt cứng.

Một số tỉnh ở nước ta có dùng cây hoắc hương núi (Agastache rugosus (Fisch. et Mey.) O. Ktze, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae), còn có tên là thổ hoắc hương, xuyên hoắc hương; được dùng như hoắc hương.

Bộ phận dùng làm thuốc của Hoắc Hương là lá và cành non mang hoa phơi âm can hay sấy khô ở 40oC đến 45oC; cành và thân, tinh dầu. Trong lá khô chứa 1,2% tinh dầu (chủ yếu các alcol - 67%, trong đó có patchoulialcol, nopatchoulenol, posgastol...) và một số chất khác.

công dụng của Hoắc Hương

Công dụng của Hoắc Hương

Theo Đông y, hoắc hương vị cay, tính hơi ôn. Vào các kinh tỳ, vị, phế. Tác dụng hóa thấp, giải biểu, tiêu thử, kiện vị, chỉ ẩu, trị tiên (chàm). Chữa các chứng thấp trở trung tiêu, thử thấp, thấp ôn, nôn mửa, chàm lở chân tay. Liều dùng: 6-12g khô, 12-20g tươi.

Thân và lá cây hoắc hương cho vị thuốc hoắc hương. Chữa các chứng thấp trở trung tiêu, thử thấp, thấp ôn, nôn mửa, chàm lở chân tay.

Lưu ý: không nên dùng thuốc từ Hoắc Hương đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú; trẻ em; người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thuốc. Nên chia nhỏ liều lượng hoắc hương để tránh bị kích thích đường ruột và tránh các tác dụng phụ.

Công dụng của tinh dầu Hoắc hương nguyên chất

Kháng khuẩn chống viêm

Trong tinh dầu Hoắc Hương có chứa các thành phần hóa học chính có tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm. Được sử dụng để khử trùng các vết thương, làm giảm sưng  giảm viêm, phòng chống nhiễm trùng các vết sưng, vết côn trùng cắn, vết loét ngoài da… và điều trị nhiễm trùng da, trị nấm da. Chỉ cần nhỏ 2-3 giọt tinh dầu hoắc hương lên khu vực cần điều trị hoặc nhỏ 5-10 giọt tinh dầu vào nước tắm.

Giúp Giảm stress, an thần, chống trầm cảm, cân bằng cảm xúc

Tinh dầu Hoắc Hương có chứa chất Patchoulol giúp làm dịu tâm trạng, an thần, giảm cảm xúc tức giận, giảm lo lắng, cân bằng và tăng cảm xúc tích cực. Được sử dụng để chống trầm cảm, stress hoặc dùng để tĩnh tâm trong thiền định, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Có thể sử dụng tinh dầu hoắc hương bằng khuếch tán tự nhiên hoặc đèn xông tinh dầu, hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước ấm với 7- 10 giọt tinh dầu.

Ngoài công dụng trên tinh dầu hoắc hương còn có tác dụng an thần, giúp điều trị chứng mất ngủ, thúc đẩy, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn. Để ngủ ngon hơn bạn có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu lên gối, chà vào tay và đưa lên mũi hít, hay đơn giản là lan tỏa mùi hương với máy khuếch tán, đèn xông tinh dầu.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Thành phần Caryophyllene trong tinh dầu Hoắc Hương có tác dụng chống oxy hóa, sát khuẩn giúp làm đẹp da, làm giảm các nếp nhăn, se khít các lỗ chân lông to, làm giảm sẹo, trị mụn hiệu quả. Để chăm sóc da và có làn da sáng mịn có thể xông mặt với vài giọt tinh dầu 1-2 lần trong tuần. Kết hợp với dầu nền để giúp trẻ hóa làn da, chống sạm da, se lỗ chân lông hoặc chấm tinh dầu lên vết sẹo, mụn.

Chăm sóc tóc

Tinh dầu Hoắc Hương có tác dụng giúp chống rụng tóc là nhờ đặc tính kích thích sự co thắt cơ. Thông thường bạn có thể pha loãng tinh dầu cùng dầu nền để ủ tóc, massage chân tóc hoặc nhỏ vào dầu gội đầu giúp tóc chắc khỏe, giảm xơ rối.

Xua đuổi côn trùng

Mùi hương quyến rũ của tinh dầu hoắc hương có tác dụng đuổi côn trùng như muỗi, rệp, kiến, bọ chét,… khá hiệu quả. Để đuổi các loại côn trùng chúng ta có thể pha loãng rồi dùng bình xịt để lan tỏa hương thơm hoặc sử dụng máy khuếch tán

Nước hoa tự nhiên

Tinh dầu hoắc hương được ứng dụng trong nghành sản xuất nước hoa rất phổ biến. Bạn cũng có thể tạo ra hương thơm tự nhiên của riêng mình bằng cách kết hợp tinh dầu hoắc hương với tinh dầu hoa mà bạn yêu thích. Nước hoa từ tinh dầu hoắc hương không chỉ thơm quyến rũ mà còn có tác dụng trị liệu hương thơm tuyệt vời.

Hướng dẫn xông phòng ở, nơi làm việc bằng tinh dầu có tác dụng phòng chống COVID-19

Bộ Y tế có ban hành  Quyết định 4539 hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó có hướng dẫn dùng các loại tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp phòng ở, nơi làm việc:

Cách thứ nhất: bệnh nhân có thể dùng Hoắc Hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió… (có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tùy theo diện tích phòng).

Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.

Cách thứ hai: Sử dụng tinh dầu Hoắc Hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm, quế… được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành. Tùy theo diện tích phòng (10-40m2), người dùng lấy lượng tinh dầu phù hợp (2-4ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.

Bộ Y tế lưu ý không được xông trực tiếp vào người; không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.

 

Bạn đang xem: Hoắc Hương và hướng dẫn xông phòng, nơi làm việc bằng tinh dầu Hoắc Hương phòng chống COVID 19
Bài trước
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: