Tin mới Liên hệ

Ba đậu - Thảo dược quý nhưng phải cẩn thận khi dùng

Đào Hải Lâm 22/04/2021

Ba đậu là một loại dược liệu mọc hoang được sử dụng chữa nhiều chứng bệnh trong Đông y. Ba đậu có tác dụng nhuận tràng rất hiệu quả, thế nhưng thảo dược này có độc tính tương đối mạnh nên khi dùng các bạn phải đặc biệt cẩn thận. Bài viết hôm này của Thế giới thảo mộc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng ba đậu để chưa bệnh hiệu quả nhất.

Giới thiệu về Ba đậu

Ba đậu hay còn được biết đến với những cái tên quen thuộc như Ba thục, Cương tử, Ba đậu sương, Ba sương,… có tên khoa học là Croton tiglium L. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Ba đậu có thể dùng hạt trực tiếp hoặc ép ra dầu để sử dụng. Trong đó:

Ba đậu sương là hạt Ba đậu khi đã được ép hết dầu, dùng nhiều lớp giấy hút dầu, bọc nhân đã giã nát, hơ nóng ép gần hết dầu và dầu chỉ còn khoảng 20% thì tán bột mịn rây để dùng.

Mô tả cây Ba đậu

Ba đậu là một loại cây gỗ nhỡ, thân tròn, cành nhẵn, không có lông, cao từ 3 – 6m. Lá cây mọc đơn, so le, phiến lá hình trái xoan, mỏng và dài 6 – 12cm, rộng 3 – 6cm. Mép lá có khía răng cưa nhỏ, lá non có màu hòng, cuống lá mảnh, dài 2 – 6cm.

Hoa cây Ba đậu mọc theo từng chùm dài 10 – 20cm về phía đầu cành, hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực mọc ở phía trên có 5 cánh hoa và 17 nhụy. Hoa cái mọc ở phía dưới có 1 – 2 cánh hóa hoặc không cánh. Bầu hoa hình cầu, có lông hình sao, 3 vòi, nhụy xẻ đôi ở trên.

Quả Ba đậu hình trái xoan, vàng nhạt, bề ngoài nhẵn. Khi khô tách ra thành 3 mảnh vỏ có 3 hạt hình trứng, màu nâu xám, dài khoảng 1cm, rộng 4 – 6cm. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4 – 6mm, ngoài có vỏ cứng, mờ, màu nâu xám.

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Ba đậu là loại dược liệu có tính chất mọc hoang ở vùng Ấn Độ, Malaysia và một số tỉnh tại Trung Quốc như Tứ Xuyên, Hồ Nam, Hồ Bắc… Ở nước ta, cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

Người ta thường thu hoạch lá quanh năm và hạt vào tháng 4 – 5. Hạt được thu hái khi quả chín, chưa nứt vỏ. Thông thường, quả sẽ được bảo quản nguyên, cho đến khi dùng mới gỡ hạt hoặc đập lấy hạt rồi đem đi phơi khô. Ngoài ra, phần rễ cây cũng có thể thu hái quanh năm, sau đó đem về rửa sạch, thái thành từng phiến nhỏ rồi phơi khô, bảo quản dùng dần. Còn phần lá đặc biệt được dùng ở dạng tươi.

Bộ phận sử dụng làm thuốc – Cách bào chế

Hạt Ba đậu là bộ phận được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất. Bên cạnh đó, rễ và lá cây cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

Theo đó, Ba đậu khô, nguyên quả, hạt già, chắc mập, nhân trắng, càng nhiều dầu càng tốt. Nếu hạt lép, nhân ít dầu hoặc bị vỡ nát, nấm mộc mọt thì hiệu quả sử dụng sẽ kém. Hạt Ba đậu không có mùi, vị cay tê và tránh nếm quá nhiều.

Ba đậu có độc tính, dầu nóng có thể gây bỏng nên khi bào chế phải rất cẩn thận. Dưới đây là một số cách bào chế để làm giảm độc tính của thuốc:

Tác dụng dược lý của ba đậu

Theo y học cổ truyền:

Theo tài liệu cổ ba đậu vị cay tính nóng rất độc, vào 2 kinh vị và đại tràng. Có tác dụng tả hàn tích, trục đờm, hành thủy. Ba đậu chủ trị  các chứng bụng đầy trướng, đau tức ngực, tắc nghẽn ruột, sốt rét, thấp khớp dạng thống phong, rắn cắn…

Theo y học hiện đại:

Tây y chỉ dùng dầu ba đậu làm thuốc lùa bệnh, trong những trường hợp tê thấp, viêm phổi, đau ruột, viêm phế quản. Nếu dùng trên da bụng cần bảo vệ rốn bằng một miếng thuốc dán. Còn làm thuốc tẩy mạnh, dùng trong những trường hợp táo khó chữa, sau khi dùng những loại thuốc khác không có tác dụng.

Nhưng thuốc rất độc xếp vào loại thuốc độc bảng A. Dùng ngoài với liều 6 - 7 giọt trộn với dầu khác như dầu lạc, dầu thầu dầu rồi dùng bút lông mà bôi để tránh phồng tay, thường bôi một diện tích nhỏ hơn diện tích định gây phồng. Uống trong với liều 1 giọt trộn với dầu hay ruột bánh mì. Liều tối đa một lần 0,05g, trong 24 giờ 0,10g. Gần đây ít dùng trong Tây y vì nguy hiểm.

Bảo quản

Bọc kín Ba đậu, cất giữu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau mỗi lần sử dụng nên đậy kín bao bì.

Lưu ý khi sử dụng Ba đậu

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc nên liều lượng Ba đậu cũng ít nhiều khác nhau. Loại thảo dược này thường được dùng dưới dạng Ba đậu sương, nếu dùng trong sẽ uống từ 0,1 – 0,3g, cho thuốc vào hoàn tán hoặc viên bọc nhựa. Nếu dùng ngoài cần phải bọc dược liệu vào vải, nhét vào mũi, tai… hoặc nghiền nát rồi đắp ở bên ngoài. Riêng lá có thể dùng tươi giã nát hoặc tán tành bột để sát trùng.

Kiêng kỵ:

Một số lưu ý khi sử dụng Ba đậu

Một số bài thuốc chữa bệnh sử dụng Ba đậu

Trị bụng căng đầy, đau ngực, đại tiền không thông

Trị hàn tích, ăn không tiêu, đại tiện bí

Trị tích trệ

Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, đau bụng

Trị lở ngứa, lác đồng tiền

Ba đậu là một vị thuốc cổ truyền được đã được sử dụng rất lâu dân gian. Nhờ vị thuốc này mà rất nhiều người đã chữa được một số bệnh  lý trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, để Ba đậu có thể phát huy hết công dụng với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn. Hạt ba đậu không an toàn cho bất cứ ai sử dụng, phụ nữ đang mang thai nên tránh dùng hạt ba đậu bởi vì nó có thể gây sẩy thai. Hạt ba đậu cũng không an toàn để sử dụng nếu bạn đang cho con bú

Bài viết liên quan