Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Bạch đàn - Tinh dầu thiên nhiên đánh tan mọi căng thẳng, mệt mỏi

Bạch đàn không chỉ là loài cây lấy gỗ mà còn là thành phần thảo dược không thể thiếu trong các bài thuốc Đông y trị bệnh như ho,đau nhức xương khớp, ngứa ngoài da.... Đặc biệt tinh dầu bạch đàn giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 23/07/2021

Thiên nhiên ban tặng cho con người rất nhiều loài cây quý không chỉ để lấy gỗ, làm bóng mát, mang lại bầu không khí trong lành cho người dân mà còn có thể làm dược liệu hỗ trợ điều trị. Trong đó, bạch đàn là một trong những cây trồng phổ biến ở nước ta, đặc biệt tinh dầu từ cây bạch đàn được sử dụng như vị thuốc chữa cảm, sát trùng và trị lo lâu dài hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về dược liệu này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thế giới thảo mộc.

Giới thiệu chung về cây bạch đàn

Nguồn gốc của cây bạch đàn

Bạch đàn không phải là loài cây mọc tự nhiên ở Việt Nam mà có nguồn gốc từ Australia sau đó được đem giống về gieo trồng tại nước ta vào những năm 1950. Cây được trồng đầu tiên ở khu vực miền Nam và có tên là Khuynh diệp bởi đặc điểm lá cong hình lưỡi liền.

Sau đó, ngành lâm nghiệp chế độ cũ còn đặt tên cho cây là cây Bạc hà do lá cây tỏa ra mùi dầu Bạc hà. Tuy nhiên, đến năm 1975, bộ Lâm nghiệp chính thức đổi tiên thành cây Bạch đàn (Eucalyptus spp), tránh nhầm lẫn với cây rau bạc hà cùng họ với cây Húng. Cho đến nay, cây Bạch đàn đã được trồng rộng khắp các tỉnh thành miền núi nước ta do khả năng thích ứng với những nơi có điều kiện dinh dưỡng nghèo nàn của loài cây này, giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo nên không gian xanh ấn tượng.

Mô tả cây bạch đàn

Bạch đàn thuộc loại cây gỗ to, có chiều cao từ 5m – 20m, thậm chí cây có thể phát triển đến 30m. Vỏ cây mềm, khá nhẵn, có thể bóc tách vỏ dễ dàng, lộ phần thịt gỗ trắng sáng bên trong. Thân cây bạch đàn có xu hướng mọc thẳng, tán lá thưa thớt, tập trung nhiều ở phần ngọn cây.

Trên cành cây non, lá mọc đối xứng nhau, gần như không có cuống. Còn trên cành cây già, lá cây mọc riêng biệt, so lo, hình liềm, có cuống ngắn và cong. Lá có gân nổi ở giữa, màu xanh pha vàng. Khi chúng ra vò lá sẽ có thấy có mùi thơm, dịu nhẹ, tương tự như mùi bạc hà. Hoa bạch đàn mọc ra ở nách lá, màu trắng, quả hình chén.

Thu hái và bào chế làm thuốc

Vào mùa hè, lá cây sẽ được thu hái và phơi trong bóng râm cho đến khi khô thì bảo quản trong lọ hoặc túi đóng kín. Lưu ý, chỉ có những lá có hình lưỡi liềm mới có thể sử dụng làm thuốc, không nên dùng lá non mặc dù tỷ lệ tinh dầu trong lá non cao hơn.

Nếu muốn cất tinh dầu, người ta sẽ sử dụng cành và lá non của cây bạch đàn. Để chiết xuất tinh dầu hiệu quả nhất nên sử dụng phương pháp CO2 thay vì chưng cất hơi nước. Tinh dầu đạt chuẩn phải trong, màu hơi vàng đục, tỏa mùi thơm đặc biệt, trung tính và không lắng cặn.

Công dụng của bạch đàn

Công dụng chủ yếu của bạch đàn đó là trồng để lấy gỗ, tạo bóng mát, làm củi đốt, làm than củi... Với đặc điểm chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên bạch đàn được trồng rất nhiều ở ven biển, ven sông để chống xâm lấn mặn, chắn gió, cát.

Ngoài ra, lá cây bạch đàn còn là vị thuốc thường thấy trong các bài thuốc điều trị một số loại bệnh sau:

- Ho: Bôi tinh dầu bạch đàn lên vùng ngực, cổ họng và hai bên thái dương. Nếu bạn không có tinh dầu thì có thể thay thế bằng cách lấy lá bạch đàn cùng sả đun lấy nước để xông hơi và tắm.

- Trị hôi nách: Chuẩn bị lá bạch đàn tươi, giã nát rồi chà xát vào vùng nách sau khi tắm. Bạn hãy làm liên tục trong vòng 1 tuần thì mùi hôi vùng nách sẽ giảm.

- Đau nhức xương khớp: Sử dụng tinh dầu khuynh diệp để xoa bóp lên những vùng xương khớp đang đau nhức. Hoặc bạn có thể dùng lá bạch đàn tươi để đun lấy nước xông hơi.

- Trị ghẻ, ngứa ngoài da: Để trị ghẻ, bạn hãy lấy lá bạch đàn tươi đun nước tắm hàng ngày.

- Giảm stress: Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu khuynh diệp vào máy xông hơi hoặc nước nóng. Khi đó bạn sẽ ngửi thấy mùi hương rất dễ chịu giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi nhanh chóng.

Cách dùng bạch đàn

Tuy thuốc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của mỗi bài thuốc mà chúng ta có thể sử dụng thảo dược này với nhiều cách khác nhau:

- Lá bạch đàn dùng dưới dạng tươi hoặc đã phơi khô.

- Điều chế thành siro dùng để làm thuốc bổ chữa ho.

- Tinh dầu khuynh diệp bôi ngoài da.

Đặc biệt, bạch đàn chống chỉ định với người bệnh đang bị cảm nắng và sốt nóng.

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn có thể thấy bạch đàn là một loại dược liệu quý được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Bạn đang xem: Bạch đàn - Tinh dầu thiên nhiên đánh tan mọi căng thẳng, mệt mỏi
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: