Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Những lưu ý sống còn khi sử dụng cà độc dược

Mới đầu khi nghe đến cái tên cà độc dược chắc hẳn không ít người trong chúng ta cho rằng đây là một loại thực vật có dược tính mạnh, nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, đây lại là một loại thảo dược được sử dụng như là một phương pháp làm giảm say xe, đau nhức xương khớp, cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, sốt cao. Không những vậy, vị thuốc nào còn có tác dụng điều trị hen phế quản, hen suyễn cung như một số bệnh lý thường gặp khác

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 05/02/2021

Mới đầu khi nghe đến cái tên cà độc dược chắc hẳn không ít người trong chúng ta cho rằng đây là một loại thực vật có dược tính mạnh, nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, đây lại là một loại thảo dược được sử dụng như là một phương pháp làm giảm say xe, đau nhức xương khớp, cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, sốt cao. Không những vậy, vị thuốc nào còn có tác dụng điều trị hen phế quản, hen suyễn cung như một số bệnh lý thường gặp khác. Vậy, khi sử dụng cà độc dược cần lưu ý những điều gì? Để biết, các bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thế giới thảo mộc nhé!

Cà độc dược là gì?

Cà độc dược là một loài thực vật có tên khoa học là Datura metel L., Họ Cà – Solanaceae. Hiện nay có 2 loại cà độc dược đó là: một loại hoa trắng, thân xanh, cành xanh và một loại hoa đốm tím, cành và thân tím. Cà độc dược có thân cây nhỏ, cao từ 1 – 2m, mọc quanh năm.

Toàn thân cây gần như nhẵn nhụi và có nhiều chấm nhỏ. Trong đó, cành cùng các bộ phận non có nhiều lông tơ ngắn, lá đơn và mọc cách. Nhưng ở gần đầu cành thì lá có thiên hướng mọc đối hay mọc vòng. Phiến lá có hình trứng, ngọn lá nhọn, gần về đáy thì lá hẹp dần lại. Hoa của cà độc dược mọc đơn và mọc ở kẽ lá. Khi lá héo đi sẽ có một phần thành quả có hình giống như cái mâm.

Cà độc dược là gì?

Loại hoa có màu tím có quà hình cầu, có gai. Khi chín, quả chuyển sang màu nâu nhạt. Tại nước ta, cà độc dược được trồng nhiều ở các tính Phú Thọ, Vĩnh Yên, Thanh Hóa, Nghệ An….

Người ta thường thu hoạch hoa và cây cà độc dược đem phơi hoặc sấy khô, sau đó bảo quản và dùng dần. Lưu ý, các bạn nên hái lá vào thời điểm cây sắp kết quả. Lúc này, dược tính ở lá sẽ ở mức cao nhất.

Tác dụng của cà độc dược

Điều trị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là một bệnh lý phổ biến nhất hiện nay khi mà số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng cao, trải dài khắp mọi lứa tuổi.

Để giảm các triệu chứng đau nhức, các bạn hãy đem cành, lá, hoa và rễ cây của cà độc dược rửa sạch rồi mang phơi phô sau đó ngâm với rượu. Khi đã ngâm được 10 ngày, các bạn dùng rượu thuốc đó thoa lên vùng bị đau nhức. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần, các bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức được cải thiện.

Tác dụng của cà độc dược

Điều trị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là nguyên nhân gây ta những cơn đau nhức toàn thân khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, nghỉ ngơi, giảm chất lượng cuộc sống.

Các bạn lấy một nắm lá cà độc dược rồi hơ trên lửa nóng rồi đắp vào vùng bị đau nhức 1 lần/ngày. Áp dụng phương pháp này trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả.

Điều trị mụn nhọt

Mụn nhọt không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti mà đôi khi mụn nhọt độc còn gây nguy hiểm tới sức khỏe bệnh nhân nếu không được tiêu trừ kịp thời.

Các bạn dùng hãy dùng lá cây cà độc dược ngâm qua với rượu và đắp lên nốt mụn. Sau khi thực hiện, các bạn sẽ thấy nốt mụn giảm sưng và không còn đau.

Cà độc dược điều trị mụn nhọt

Điều trị viêm xoang

Người bệnh lấy 3 – 4 lá cà độc dược rửa sạch, thái nhỏ và cho vào lon sữa trống đậy kín. Tiếp đến, các bạn cho lon sữa đó lên bếp và đun dưới lửa nhỏ. Sau đó, cuốn giấy thành hình phễu với đầu to nơi hơi đang bốc lên, còn đầu nhỏ đặt lên mũi. Thực hiện quy luật hít bằng mũi và thở ra bằng miêng từ 3 – 6 phút. Cứ làm như vậy đều đặn 2 lần/ngày bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Những lưu ý không được sử dụng cà độc dược

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, cà độc dược còn là loại thảo mộc được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng cà độc dược nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ, thầy thuốc. Ngoài ra, khi sử dụng thảo dược này, các bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Đối tượng không được dùng cà độc dược
    • Phụ nữ có thai và cho con bú.
    • Bệnh nhân bị suy tim.
    • Người bị táo bón.
    • Bệnh nhân mắc hội chứng Down.
    • Người bệnh bị số, lở loét dạ dày, trào ngược thực quản.
    • Bệnh nhân bị nhiễm trùng và tắc nghẽn đường tiêu hóa.
    • Bệnh nhân bị huyết áp cao.
    • Bệnh nhân rối loạn tâm thần.
    • Bệnh nhân mắc chứng khó tiểu, viêm đại tràng hoặc tăng nhãn áp góc hẹp.
    • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với cà độc dược.
  • Không sử dụng dược liệu với nếu quá mẫn cảm với các thành phần, hoạt chất thuốc.
  • Trong khi sử dụng xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên dừng dùng thuốc ngay lập tức và tới các cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Nếu bạn dị ứng với cà độc dược, cần phải tìm cách đào thải chất độc ra khỏi cơ thể ngay bằng cách sử dụng nước chè đậm đặc để gây nôn và rửa dạ dày. Sau đó hãy nằm ở nơi yên tĩnh và giữ ấm cơ thể. Tốt nhất, các bạn nên báo với người nhà để đưa đi bệnh viện để kiểm tra.

Cà độc dược có tác dụng chữa bệnh cực lớn nhưng bên cạnh đó vị thuốc này cũng chứa chất độc gây nguy hiểm tới người sử dụng nên như các bạn không biết cách dùng. Vậy nên, trước khi sử dụng cà độc dược tốt hơn hết, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc trước nhé!

Bạn đang xem: Những lưu ý sống còn khi sử dụng cà độc dược
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: