Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Cẩm tú cầu – Loài hoa đẹp tốt cho sức khỏe

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 30/07/2021

Cẩm tú cầu được biết đến là loài hoa đẹp sử dụng để tô điểm cho cảnh quan sân vườn hay được dùng trang trí trong các buổi tiệc cưới long trọng… Tuy nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng loài hoa đặc biệt này đúng cách sẽ có thể phát huy công dụng điều trị một số chứng bệnh cho cong người vô cùng hiệu quả. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về cẩm tú cầu, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thế giới thảo mộc nhé!

Cẩm tú cầu là gì?

Cẩm tú cầu có tên khoa học là Hydrange được biết đến với tên gọi khác là cẩm tú cầu, là loài thực vật thuộc họ tú cầu. Hoa cẩm tú được tìm thấy đầu tiên ở Nhật Bản, sau đó nhân rộng ra khắp thế giới và được trồng nhiều tại Việt Nam.

Cẩm tú cầu là gì?

Cẩm tú cầu nổi bật với vẻ đẹp trang nhã với những cánh hoa mỏng, xếp chồng chen chúc lẫn nhau. Những cánh hoa này tạo thành khối cầu vô cùng ấn tương, thu hút mọi ánh mắt người nhìn. Cây cẩm tú dạng cây bụi, thân thẳng, nhẵn nhụi và ít cành nhánh. Hoa cẩm tú có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng, tím, xanh,…

Do đó, những ai yêu thích cẩm tú cầu sẽ dễ dàng chọn được màu hoa mà mình yêu thích. Chính vì vẻ đẹp khác biệt này nên hoa cẩm tú được sử dụng để trang trí trong các tiệc cưới, kỷ niệm hay đơn giản làm thành bó hoa cầm tay tuyệt đẹp.

Tác dụng của cẩm tú cầu

Tác dụng của cẩm tú cầu

Kết quả của các nghiên cứu y học đã cho thấy các bộ phận của cây cẩm tú cầu gồm gốc, thân, rễ cây đều chứa phytochemical (có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa), selen, kẽm, canxi, magie… nên được sử dụng làm thuốc để điều trị một số loại bệnh.

Thuốc được điều chế từ rễ cây cẩm tú có thể hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh rối loạn tự miễn như đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, tiểu đường, chàm, vảy nến…

Công dụng của cẩm tú cầu

Ngoài ra, loại thảo dược này còn góp phần trong quá trình trị liệu các vấn đề về đường tiết niện như niệu đạo, tiền liệt tuyến, nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận…

Với lượng lớn phytochemical trong vỏ cây nên cẩm tú cầu được sử dụng ngoài ra để giúp vết thương nhanh lành, trị bỏng, đau cơ, bong gân…

Tuy nhiên, các bạn phải lưu ý, lá của cây cẩm tú có chứa các chất độc nên để đảm bảo an toàn chúng ta không nên sử dụng nó dưới bất kỳ hình thức nào.

Liều dùng cẩm tú cầu

Cây cẩm tú cầu được thu hoạch và điều chế sử dụng dưới các dạng như dạng tươi, phơi khô, chiết xuất thành chất lỏng hoặc rượu thuốc, viêm nang, thuốc sắc, dạng bột.

cách dùng cẩm tú cầu

Liều dùng vị thuốc có thể khác nhau với mỗi người tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, tình trạng sức của người bệnh.

Công dụng chữa bệnh của cẩm tú cầu

- Thuốc lợi tiểu tự nhiên: Do đặc tính lợi tiểu tự nhiên nên thảo dược được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thận và bàng quang. Với tác dụng lợi tiểu, cẩm tú cầu giúp loại bỏ các tạp chất khỏi hệ tiết niệu bao gồm, thận, bàng quang, niệu đạo và tiền liệt tuyến. Từ đó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Tăng cường sức khỏe đường tiết niệu: Rễ cây cẩm tú hoặc trà rễ cây cẩm tú có tác dụng điều trị viêm tuyến tiền liệt hoặc phù đại tuyến tiền liệt tuyệt vời. Bên cạnh đó, nếu kết hợp thảo dược với cỏ đuôi ngựa có thể ngăn ngừa tính trạng nước tiểu đọng lại trong niệu đạo tránh gây nhiễm trùng.

- Phòng chống sỏi thận, sỏi bàng quang: Sử dụng cẩm tú cầu để thải độc cho thận, ngăn ngừa hình thành sỏi thận và sỏi bàng quang là cách làm của các thổ dân da đỏ châu Mỹ.

Công dụng chữa bệnh của cẩm tú cầu

- Chống viêm: Trong cây cẩm tú có chứa alkaloid có tác dụng chống viêm tương tự như cortisone. Vậy nên, thảo dược giúp giảm bớt nhiễm trùng, viêm thận và các triệu chứng viêm khớp.

- Chống oxy hóa: Chiết xuất từ rễ cây cẩm tú có khả năng chống viêm rất cao. Từ thế kỷ XIX, các bác sĩ đã nghiên cứu và sử dụng cẩm tú như một phương pháp hữu hiệu chữa trị bệnh đau ngực mãn tính do viêm phế quản gây ra.

- Điều trị các rối loạn liên quan đến hệ tự miễn dịch: Loại thảo dược này được xác định có công dụng hỗ trợ điều trị các rối loạn miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, viêm ruột, đái tháo đường, chàm, vảy nến…

Tác dụng phụ khi sử dụng cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu có thể an toàn với hầu hết mọi người nếu chỉ sử dụng trong vài ngày. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xảy ra tác dụng phụ khi dùng thảo dược như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy và tức ngực.

Ngay khi xuất hiện triệu chứng, các bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn. Tốt hơn hết, trước khi sử dụng, các bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc uy tín, tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là những thông tin về cẩm tú cầu mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cũng như giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loài hoa xinh đẹp này!

Bạn đang xem: Cẩm tú cầu – Loài hoa đẹp tốt cho sức khỏe
Bài trước
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: