Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Cát cánh là gì? Công dụng chữa bệnh ít người biết của cát cánh

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 01/07/2021

Hiện nay, nhiều người vẫn tin tưởng sử dụng các bài thuốc chữa bệnh Đông y. Theo đó, Cát Cánh là một dược liệu quan trọng được sử dụng để điều chế các dạng thuốc chữa trị các chứng bệnh ho, đau họng, viêm họng… Để hiểu hơn về tác dụng của vị thuốc này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thế giới thảo mộc nhé!

Tổng quan về dược liệu cát cánh

Cát cánh là gì?

Cát cánh hay còn được biết đến với tên gọi kết cánh có tên gọi khoa học là Platycodon grandiflorum, là rễ khô của Cây Cát Cánh. Platycodon là từ ghép từ chữ Platys có nghĩa là rộng và Codon là chuông. Grandiflorum do chữ grandi là to và florum là hoa vì cây cát cánh có hoa to hình cái chuông rộng ghép thành.

Cát cánh là gì?

Cát cánh là một loại cỏ mọc lâu năm với thân cao khoảng 60 – 90cm. Thân cây đứng, nhẵn, màu lục xám, có chứa mủ. Lá kết cánh gần như không có cuống, lá ở phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng, lá ở phía trên nhỏ có mọc so le nhau. Rễ của đôi phân nhánh, vỏ bên ngoài màu vàng nhạt. Hoa của cát cánh hình chuông màu lam tím hoặc màu trắng, mọc riêng lẻ thành từng bông thưa về phía kẽ lá gần ngọn. Hoa dài có 5 thùy xanh lục, tràng bao gồm 5 cánh. Quả nang, hình trứng, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ hình bầu dục, màu nâu đen. Mùa ra hoa vào tháng 5 – 7 và mùa kết quả vào khoảng tháng 8 – 9.

cây Cát cánh

Thông thường, người ta thu hoạch rễ cát cánh vào cuối mùa thu, đầu mùa đông. Thế nhưng, thời tiết ở vùng đồng bằng mưa nhiều nên phải thu hoạch sớm hơn.

Bộ phận sử dụng làm thuốc

Rễ cát cánh sẽ được đào vào mùa đông khi cây đã lụi tàn. Những cây này được trồng được 2 năm ở trên vùng cao hoặc một năm ở vùng đồng bằng. Rễ sau khi được đào lên sẽ loại bỏ thân, lá, rễ con rồi rửa sạch đất cát. Sau đó, rễ cây được cạo đi lớp vỏ rồi rồi đem đi phơi hoặc sấy khô. Đặc biệt, rễ cát cánh rất dễ bị mối mọt nên cần phải được bảo quản nơi khô ráo.

Bộ phận sử dụng làm thuốc của Cát Cánh

Thành phần hóa học

Trong rễ cát cánh có chứa aponin triterpenoid nhóm olean: Kikysaponin thuỷ phân cho kikysapogenin và galactosa, acid platycogenic, platycodigenin, acid polygalasic, phytosterol, inulin.

Công dụng của cát cánh

Cát cánh có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, viêm họng sưng đau, áp xe phổi, lỵ, tiểu tiện không lợi:

  • Trị ho đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, tức ngực, hen suyễn, khó thở, nhọt phổi, khiết lỵ.
  • Vị thuốc còn chữa được tức ngực, đau ngực, ho ra máu.
  • Cát cánh được sử dụng làm thuốc long đờm, chữa ho và một số bệnh về phổi, phế quản khác nhau.
  • Điều trị một số loại bệnh ngoài da.
  • Kết hợp với một số vị thuốc khác để điều trị viêm ruột thừa.
  • Tại Nhật Bàn, kết cánh được dùng để chữa đau bụng, viêm phế quản, ho có đờm, mụn nhọt…
  • Ở Ấn Độ, rễ cát cánh là một vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc chữa đầy bụng.

Một số bài thuốc dân gian có cát cánh

Trị ho, tiêu đờm

Cát cánh (4g), cam thảo (8g), sắc cùng 600ml nước đến khi còn 200ml là được. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

Cát cánh, cây bươm bướm, mộc thông, bạc hà, chiêu liêu, mỗi vị 6g, sắc tất cả vị thuốc lấy nước uống.

Cát cánh, bán hạ chế, trần bì, ngưu tất, thạch môn sao, tiên hồ, ngũ vị tử, ma hoàng, mỗi vị 6g, sắc lấy nước uống trong ngày.

Trị hôi miệng, cam răng

Lấy lượng cát cánh, hồi hương bằng nhau rồi tán nhỏ thành bột, trộn đều và chấm vào hơn cam răng đã rửa sạch.

Trị ho nhiều, đờm đặc

Chuẩn bị cát cánh (6g), tỳ bà diệp (10g), tang diệp (10g), cam thảo (3g), sắc lấy nước uống.

Trị viêm họng amidan

Sử dụng cát cánh (6g), cam thảo (3g) sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột mịn, uống trong ngày.

Trị tức ngực

Dùng cát cánh (10g), mộc hương (5g); trần bì, hương phụ, mỗi vị 10g, đương quy (15g), sắc tất cả vị thuốc lên lấy nước uống.

Trị hầu tý, họng viêm, họng sưng đau

Cát cánh 80g, đem sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, lấy nước uống

Lưu ý khi sử dụng cát cánh

Các bạn không được sử dụng cát cánh dưới dạng thuốc tiêm, chống chỉ định với những bệnh nhân âm hư mà bị ho lâu ngày, có chiều hướng ho ra máu. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích và hạn chế của thảo dược trước khi sử dụng.

cách sử dụng cát cánh

Hiện nay, chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng kết cánh trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bên cạnh đó, vị thuốc này cũng có thể tương tác với một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà bạn sử dụng. Vậy nên, trước khi dùng cát cánh, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ uy tín.

Trên đây là những thông tin về cát cánh mà Thế giới thảo mộc muốn chia sẽ với các bạn. Bài viết này chỉ có tính tham khảo, không thay thế cho các chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 

Bạn đang xem: Cát cánh là gì? Công dụng chữa bệnh ít người biết của cát cánh
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: