-
- Tổng tiền thanh toán:
Cây cà leo – Món quà sức khỏe giúp giải độc và hạ men gan
Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng các loại dược liệu để điều trị những bệnh lý về gan. Trong đó, được dùng nhiều hơn cả đó chính là cây cà leo, xuất hiện ở khắp nơi trên Việt Nam, rất dễ thu hoạch.
Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 08/03/2021
Tác dụng gải độc gan của cà gai leo
Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là điều kiện phát triển thuận lợi của hàng chục ngàn loài thảo dược quý hiếm. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng các loại dược liệu để điều trị những bệnh lý từ đơn giản cho đến phức tạp. Đặc biệt, cây cà leo được trồng phổ biến khắp Việt Nam là một dược liệu cực tốt trong việc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ gan của mỗi người. Để biết thêm chi tiết những kinh nghiệm quý báu sử dụng cây cà leo để giải độc và hạ men gan, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thế giới thảo mộc nhé!
Cây cà leo là gì?
Cây cà leo có tên khoa học là Solanum procumbens Lour, thuộc học Cà (Solanaceae). Loại cây này khá nhỏ, cành cây non tỏa rộng và phủ lông hình sao, thân cây có nhiều gai nhọn. Lá cây hình trứng, hình bầu dục hoặc thun không cố định. Lá màu xanh, mặt dưới của lá có lông mỏng, hình sao, màu trắng như không bị nhám, mặt trên có gai.
Hoa của cây cà leo màu trắng, nhụy vàng, mỗi bông có 4 – 6 cánh. Quả mọng, căng bóng, hình tròn, khi xanh có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Cuống của quả dài khoảng 2cm. Thời điểm ra hoa của cà gai leo tầm tháng 4 đến tháng 5. Quả mọc từ tháng 7 cho tới tháng 9.
Cây cà leo xuất hiện ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du hay vùng đồng bằng ven biển. Đặc biệt, loài cây này phổ biến nhất tại miền Bắc nước ta được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình Hà Nam…
Tác dụng của cây cà leo dưới góc nhìn Đông y
Ông cha ta đã sử dụng rễ và thân của cà gai leo để chữa các bệnh về gan, gan yếu, mẩm ngứa, mề đay. Hơn thế nữa, cây cà leo còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể rất tốt.
Đồng bào dân tộc Tây Nguyên sử dụng cà gai leo là dược liệu đầu vị để chữa các bệnh về gan. Đặc biệt, cây cà leo có tác dụng lớn nhất trong các trường hợp vàng da, chướng bụng, người bị mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu.
Ngoài ra, trước khi uống rươu, bạn nhấm rễ cây cà leo một chút sẽ khó bị say. Khi say rượu, uống nước sắc từ thân và lá cà gai leo sẽ nhanh chóng tỉnh rượu mà không bị mệt.
Tác dụng của cây cà leo dưới góc nhìn khoa học hiện đại
Từ lâu, con người đã nghiên cứu tác dụng của cây cà leo. Rất nhiều công trình nghiên ưu y học đã được diễn ra, trong đó chúng ta phải kể đến 2 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, 4 luận án tiến sĩ cùng các đề tài cấp cơ sở hết. Các để tài nghiên cứu khoa học này đã là sáng tỏ thêm hoạt chất, tác dụng và diện của của cây cà leo với bệnh gan.
Hỗ trợ điều trị viêm gan B
Có không ít bài thuốc chữa viêm gan B sử dụng cây cà leo rất hiệu quả. Các hoạt chất trong cà gai leo, tiêu biểu là glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B, tăng cường sức mạnh hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Theo đề tài luận án tiến sĩ khoa học của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa đã thử nghiệm sản phẩm của cà gai leo tại Bệnh viên Quân y 103 cho thấy cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, hạ men gan trở lại mức bình thường chỉ sau 2 tháng sử dụng. Sau 3 tháng, phần lớn bệnh nhân đều giảm nồng độ virus trong máu một cách rõ rệt, thậm chí còn có trường hợp đã âm tính với virus.
Làm chậm sự phát triển của xơ gan
Các hoạt chất trong cà gai leo, đặc biệt là glycoalcaloid còn có tác dụng làm chậm sự phát triển của xơ và giảm mức độ xơ gan ở giai đoạn sớm.
Theo hai công trình nghiên cứu khóa học 1987 - 2000 đó là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo” của Viện dược liệu Trung ương đã công bố cà gai leo là thảo dược ngăn chặn xơ gan vô cùng hiệu quả.
Giải độc gan, hạ men gan
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh về gan, các hoạt chất của cây cà leo còn có tác dụng bảo vệ gan. Hơn thế nữa, loại dược liệu này còn giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh.
Trong luận án tiến sĩ y học của Nguyễn Phúc Thái đã cho thấy: dịch chiến từ cây cà leo có tác đụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác động xấu của TNT. Điều này thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan, hạn chế việc tăng trong lượng gan do nhiễm độc TNT, đồng thời giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.
Chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
Dịch chiết hoàn toàn từ cây cà leo có tác dụng chống oxy hóa cực tốt. Ngoài ra, dịch chiết này còn chống viêm, giảm tổn thương do oxy hóa ở gan, bảo vệ gan.
Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thu cùng các công sự với đề tài cây cà leo đã công bố rằng dịch chiến toàn phần từ thân cây cà lèo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa 47,5% và 38,1%.
Đặc biệt, dịch chiết cà gai leo còn có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ưng thư do virus gây ra như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung… Không những vậy, nó có tác dụng ứng chế gen gây ung thư do virus.
Từ những công trình nghiên cứu trên, chúng ta đã có thể thấy được Cây cà leo là một trong những dược liệu được giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, hạ men gan, giải độc và bảo vệ gan rất hiệu quả.