-
- Tổng tiền thanh toán:
Cây tía tô - Công dụng chữa bách bệnh tự nhiên
Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 22/09/2021
Tía tô là một loài thực vật quen thuộc, phổ biến, được sử dụng nhiều trong ẩm thực và trong y học. Cây tía tô có các đặc tính chống viêm, dị ứng, chống oxi hóa, …ngoài ra cây tía tô còn có nhiều tác dụng khác. Cùng Thảo mộc Thuận Thành tìm hiểu các công dụng của cây tía tô trong bài viết hôm nay nhé
Tìm hiểu về cây tía tô
Tía tô là loài cây có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ấn độ và các vùng Đông Nam Á. Đây là loại cây thuộc họ Bạc hà Lamiaceae, được biết đến với tên khoa học là Perilla frutescens. Tại các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên,… cây tía tô được sử dụng như một gia vị phổ biến. Tía tô cũng từ đó mà được phân loại theo sự phân bố tại từng quốc gia: Tía tô Việt Nam, tía tô Nhật Bản,…
- Cây tía tô được sử dụng theo văn hóa, tập tục của từng địa phương, nhưng nhìn chung cây tía tô được sử dụng như một loại rau bổ dưỡng. Tía tô có thể được ép lấy tinh dầu, tại Nhật Bản có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp trồng và chế biến tía tô thành thuốc giải độc
- Tía tô được trồng phổ biến tại Việt Nam, thân thường cao khoảng 0,5-1m, toàn thân có tinh dầu thơm và có lông. Lá tía tô mọc đối, mép có răng cưa, lá hình tim, có lông nhám, thường có màu tía, xanh hoặc nâu đỏ. Tía tô có hai mặt lá đều màu xanh là loại tía tô có giá trị cao, thường được sử dụng để xuất nhập khẩu.
Hầu hết các bộ phận của cây tía tô đều có thể sử dụng được, nó được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt cho việc chữa bệnh, ngoài ra có thể sử dụng như loài cây gia vị trong ẩm thực.
Tía tô trong đời sống ẩm thực
Trong ẩm thực của Việt Nam, tía tô được sử dụng phổ biến trong các món ăn. Tinh dầu và mùi thơm từ lá tía tô giúp món ăn tăng thêm sự hấp dẫn.
- Dầu tía tô được sử dụng trong các món xào, hạt sử dụng trong các món súp, món hầm, các món salad,…
- Thân cây tía tô còn có thể để đun nước uống hoặc ngâm rượu.
- Một vài món ăn quen thuộc của Việt Nam không thể thiếu tía tô như cháo tía tô để giải cảm, bún ốc, ốc nấu chuối đậu,...
Tác dụng của tía tô trong y học
Trong Đông y, tía tô là loại thuốc quý, mỗi bộ phận đều có công dụng riêng:
- Lá tía tô còn được biết đến với cái tên là Tô diệp trong đông y, thường được thu hái khi lá già, sau đó đem sấy, hoặc phơi ở nơi thoáng mát cho đến khi khô. Lá tía tô khi làm dược liệu có mùi thơm, tính ấm, cay, không độc, thường có tác dụng chữa cảm sốt, ho do bị cảm lạnh, đau bụng, đi ngoài,…
- Cành tía tô: trong Đông y gọi là Tô ngạnh, thường được thu hoạch sau khi đã hái hai lần lá. Các cành cây chính được thu hái, đem phơi hoặc sấy khô. Tô ngạnh được dùng để chữa bẳng huyết, sưng vú, suy nhược thần kinh, chữa động thai,…
- Quả tía tô – tô tử, được thu hái từ những cây tía tô chưa thu hoạch lá lần nào hoặc mới thu hoạch được một lần lá, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Quả tía tô được sử dụng để chữa bệnh ho lâu ngày, ho có đờm, viêm phổi,…
Tác dụng làm đẹp của tía tô
Trong tía tô có thành phần melatonin và tyrosinase giúp da trở nên sáng màu.. Ngoài ra lá tía tô có thể hỗ trợ tẩy tế bào chết, làm mềm da, giảm các vết chai sạn.
- Bạn có thể lấy lá tía tô đun nước làm trà tía tô uống mỗi ngày hoặc để rửa mặt, gội đầu,… điều này sẽ giúp bạn có làn da đẹp, dưỡng ẩm cho tóc và da,… Ngoài ra việc súc miệng bằng nước tía tô sẽ giúp cho răng miệng được chắc khỏe, hơi thở thơm tho.
Tía tô tốt cho hệ tiêu hóa
Thành phần Tanin và Glucoside trong tía tô giúp chống viêm, chữa lành vết loét, giảm sự gia tăng axit trong dạ dày.
- Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đã chia sẻ rằng: Với những người bị đau dạ dày thì việc uống nước lá tía tô sắc giúp giảm đau, giảm dịch vị xuống ở mức bình thường, người bệnh có cảm giác ăn ngon miệng và ngủ tốt hơn.
- Nếu bạn bị đau bụng đi ngoài, nôn mửa do hệ tiêu hóa có vấn đề thì có thể giã lá tía tô ra lấy nước cốt uống hoặc bổ sung lá tía tô trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện được tình trạng này.
Tía tô giúp điều trị các bệnh ngoài da
Trong tinh dầu tía tô có chứa nhiều loại vitamin, chất khoáng nên tía tô có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm có thể hỗ trợ điều trị một vài bệnh về da liễu.
Hơn thế, tía tô cũng làm dịu đi một số triệu chứng dị ứng, mẫn cảm theo mùa. Do trong lá tía tô có các thành phần: axit rosmarinic, axit alpha-lineolic, quercetin và luteolin, các thành phần này có tác dụng trong việc ngăn chặn quá trình sản xuất histamine và làm giảm cytokine, làm hạn chế tình trạng xuất hiện dị ứng trên cơ thể đồng thời giảm viêm hiệu quả. Điều này đã được chứng minh và áp dụng thực tế.
Những lưu ý khi sử dụng tía tô
Tía tô có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng:
- Dị ứng: Bạn nên bôi thử chút tinh dầu tía tô lên da tay trước khi sử dụng để kiểm tra xem có phản ứng ra sao trước khi sử dụng. Việc này sẽ đảm bảo được việc bạn có bị dị ứng với tía tô hay không, tránh những tác dụng phụ đáng tiếc.
- Tía tô có tác dụng tẩy da chết nên nếu bạn sử dụng tía tô để bôi lên da mặt thì nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ngay. Nên để khoảng thời gian là một tiếng sau hãy đi ra ngoài
- Không quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều tía tô, vì tía tô có tính ấm, khi sử dụng quá nhiều sẽ mang theo các tác dụng phụ như toát mồ hôi nhiều,… Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Bài viết hôm nay đã tổng hợp những đặc điểm cũng như tác dụng của cây tía tô. Cùng theo dõi Thế giới thảo mộc để có những kiến thức hữu ích về thảo mộc nhé