Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Dược liệu Quế và một số bài thuốc cổ có dùng quế

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 26/09/2022

Sơ lược về tác dụng của dược liệu quế

Quế là một loại cây khá quen thuộc với đời sống, vừa có thể dùng làm gia vị vừa là một vị thuốc từ xa xưa đến nay. Quế cũng là vị dược liệu quý dùng cả đông y và tây y, các vị thuốc từ quế quan trọng là nhục quế, quế chi và quế tâm.

Trong Đông y, công dụng của quế được biết đến như chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy, đái tháo đường… Tuy nhiên, một số trường hợp đã gặp tác dụng phụ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi muốn sử dụng. Khi sử dụng, Quế có thể phối hợp với các vị thảo dược khác hoặc dùng riêng. Theo tài liệu cổ, Quế có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng, khó tiểu.

Trong y học hiện đại, Quế có tác dụng kích thích tuần hoàn máu (lưu thông huyết), tăng cường hô hấp. Ngoài ra, còn có tác dụng gây co mạch, tăng bài tiết, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh, đã được dân gian coi là một phương thuốc tự nhiên cho các vấn đề về sức khỏe, từ ho, cảm lạnh đến táo bón. Với hương thơm ấm áp và cay nồng của quế cùng với cách sử dụng rất linh hoạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một số bài thuốc cổ có dùng quế

Trị thận khí hư hạ nguyên lạnh đêm đi tiểu nhiều, chân tay đầu gối yếu, mặt sạn đen, không thiết ăn uống, eo lưng đau, nặng nề nhức mỏi, bụng dưới lục bục, tiểu tiện không thông:

 Thục địa 32g, Đơn bì 12g, Hoài sơn 16g, Phụ tử (nướng) 8g, Nhục quế 8g. Tất cả tán nhỏ, luyện mật ong làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 15 – 20 viên với rượu ấm, lúc đói, trước bữa ăn, ngày 2 lần.

Trị nguyên dương không đủ mệnh môn hỏa suy, tỳ vị hư lạnh, bụng đau, rốn lạnh, ăn uống kém, ăn vào nôn ra: 

Thục địa 320g, Hoài sơn (sao) 160g, Sơn thù (sao qua) 120g, Câu kỷ tử (sao qua) 160g, Đỗ trọng (sao nước gừng) 160g, Nhục quế 120g, Chế phụ tử 80g, Đường quy 120g. Đem Thục địa nấu thành cao, các vị kia tán nhỏ rồi trộn chung, giã nhuyễn viên bằng quả táo ta. Mỗi lần uống 2 quả với nước sôi.

Trị khí lạnh phạm tâm, bụng đau, nôn nhiều không muốn ăn uống: 

Quế tâm 40g, Cao hương khương (giềng) 40g, Đương quy 40g,Thảo đậu khấu (bỏ vỏ) 60g, Hậu phác 80g (bỏ vỏ thô, tẩm nước gừng sao) Nhân sâm 40g. Tất cả nghiền nhỏ cùng với nước cháo, làm viên mỗi viên bằng hạt ngô đồng (3/10g) mỗi lần uống 20 viên với nước cháo hoặc nước cơm trước bữa ăn.

Trị đau vùng tim, buồn bực, phiền não:

 Nhục quế 20g nghiền nhỏ, dùng rượu 100ml sắc còn 50m uống nóng.

Trị hàn lạnh, eo lưng đau, miệng lưỡi xanh, âm nang co, mình rét run, mạch huyền khẩn: 

Nhục quế 12g, Phụ tử 1g, Đỗ trọng 8g, Sắc uống nóng.

Trị sau đẻ trong bụng kết cục, đau:

 Bột quế uống với rượu ấm 1 – 2g, uống ngày 3 lần.

Trị trẻ con đi lỵ đỏ trắng, đau bụng không ăn được:

Nhục quế, Hoàng liên lượng bằng nhau, tán nhỏ, hồ trộn làm  hoàn bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 5 – 10 với nước cơm.

Trẻ con đái dầm: 

Nhục quế nghiền nhỏ, gan gà trống 1 bộ, hai vị lượng bằng nhau, giã nhừ, viên như hạt đậu xanh. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 – 10g với nước ấm.

Trị viên khớp gối (không sưng nóng đỏ, rất đau) và các loại âm thư (mụn sưng không đỏ - rất đau):

Thục địa 40g, Nhục quế 4g, Ma hoàng 2g, Bạch giới tử 8g, Lộc giác giáo (cao ban long) 12g, Sinh cam thảo 4g, Gừng nướng đen 2g, Sắc uống.

Trị bị ngã, bị đánh, bị thương trong bụng có máu ứ:

Nhục quế 80g, Đương quy 80g, Bồ hoàng (cỏ nến) 100g. Tán nhỏ uống ngày ba lần, đêm 1 lần với rượu, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

 

Bạn đang xem: Dược liệu Quế và một số bài thuốc cổ có dùng quế
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: