Trang chủ Liên hệ

Rễ cây đinh lăng

140.000₫
Mua ngay

Rễ cây đinh lăng

Đinh lăng là cây trồng khá phổ biến từ lâu ở nhiều nơi để làm cảnh. Chỉ có loài đinh lăng lá nhỏ (Tieghemopanax Fruticosus Vig) thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) được dùng làm thuốc điều trị bệnh.

Người ta thu hoạch rễ đinh lăng vào mùa thu- đông ở những cây đã trồng được 3 năm trở lên; lúc này rễ mềm, có nhiều hoạt chất. Rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái nhỏ rễ, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%, sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm. Dược liệu có tên thuốc trong y học cổ truyền là nam dương lâm, có vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm, tính mát bình không độc. Rễ đinh lăng có tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương, điều trị sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng, thiếu máu; Vậy nên rễ Đinh Lăng rất tốt cho người  suy nhược cơ thể, viêm gan mãn tính, liệt dương, yếu sinh lý; Dùng cho phụ nữ sau sinh sắc nước uống chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa.

Do có những tính chất như nhân sâm nhưng lại là loại cây dễ trồng, dễ tìm, người dân có thể dễ dàng có được và sử dụng nên Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây Đinh lăng là “cây Sâm của người nghèo”. 

Thân cây Đinh lăng sần sùi nhanh lớn, lá quăn răng cưa mọc thành chùm xẻ lông chim rất đẹp. Hoa Đinh lăng tinh khiết, giản dị nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 7. Đinh Lăng là loại cây thảo tái sinh, dễ trồng, dễ uốn tỉa, thường trồng nơi đất ráo thoáng, màu xốp, đào hố to và sâu hạ cây trồng cho nảy nhiều gốc to. Cây Đinh lăng được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh và làm thuốc. Lá Đinh lăng hương thơm nhẹ, vị đậm hơi đắng, bùi, tính mát. Do tính chất này nên dân gian thường dùng làm rau gia vị. Lá Đinh lăng thường ăn kèm với lá mơ tam thể, rau diếp cá trong các món nem chua, tái dê, gỏi cá (nên còn gọi là cây gỏi cá). Từ đầu thập niên 60 thế kỉ trước, người ta đã biết tác dụng của cây Đinh lăng, tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L) họ ngũ gia bì (Araliaceae).

Tác dụng rễ cây đinh lăng

Rễ Đinh lăng vị ngọt có tác dụng bởi bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng tuyến sữa, tiêu thực, tiêu viêm, tiêu sưng, tăng lực, tăng sức khỏe dẻo dai, hồi phục cơ thể sau suy kiệt, ăn ngủ tốt.

Cách dùng rễ cây đinh lăng 

Rễ Đinh lăng làm sạch tẩm nước gừng, sấy khô, sau đó tẩm mật sao, thường dùng sao vàng tán bột hoặc ngâm rượu uống bồi bổ sức khỏe, trị suy nhược cơ thể, mất ngủ hay quên, người mỏi mệt, không thích hoạt động. Rễ hoặc lá Đinh lăng sắc cho phụ nữ sau sinh hoặc có thể thái lá tươi nấu canh, nấu cháo ăn tác dụng bồi bổ tăng sữa.

Liều dùng: Ngày 8 đến 12 gam rễ khô.

Một số kinh nghiệm sử dụng Đinh lăng

1. Nhiệt độc, lở ngứa, mụn nhọt: Dùng lá Đinh lăng 40 - 60 gam sắc uống.

2. Đau đầu: thân lá Đinh lăng và Bạch chỉ sắc uống hằng ngày.

3. Lá Đinh lăng tươi giã đắp chín mé sưng, đau.

4. Phong thấp đau, nhức mỏi: Cây Đinh lăng (cả lá thân rễ), cây lá lốt, ké đầu ngựa lượng bằng nhau 30-40 gam dạng thuốc sắc uống

5. Mệt mỏi, biếng hoạt động (Theo chuyên đề hướng dẫn và sử dụng thuốc Nam của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương): Dùng rễ Đinh lăng thái mỏng, phơi khô 0,50 gam, thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

6. Thông tia sữa, vú bị căng: Dùng rễ Đinh lăng 30 - 40 gam thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

>>>xem thêm

12 bài thuốc dân gian đơn giản và thông dụng từ cây đinh lăng

Tam Thất Bắc

200.000₫