Trang chủ Liên hệ

Rượu thảo dược Tây Bắc

Liên hệ
Mua ngay

Rượu Thảo dược Tây Bắc

Rượu Thảo dược vùng Tây bắc, rượu dành cho đàn ông tăng cường sinh lực, bồi bổ cho đàn ông 

Công dụng rượu thảo dược Tây Bắc

- Bồi bổ sức khỏe, chữa đau xương khớp, Kém ăn,mất ngủ,dương suy, thận yếu.

- Lưu thông khí huyết, xanh tóc đỏ da...

- Tăng cường sinh lực đàn ông, tăng tiết tố nam, chữa bệnh liệt dương

Thành phần rượu thảo dược Tây Bắc

- Ba kích tím (tươi)

- Hà thủ Ô đỏ (tươi)

- Dâm dương hoắc    

- Kỷ tử                       

Rượu nếp nương: 03 Lít

Dâm dương hoắc

Theo dược học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm; Có công dụng ôn thận tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong trừ thấp; Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp, tiểu tiện bất cấm...

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy: Dâm dương hoắc có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, làm tăng trọng lượng của thùy trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng và tử cung trên động vật thực nghiệm, kích thích quá trình bài tiết tinh dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, qua đó gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục. Mặt khác, dâm dương hoắc còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, thậm chí cả trực khuẩn lao. Ngoài ra, vị thuốc này cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản, làm hạ huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy nhờ khả năng làm tăng lưu lượng động mạch vành.

Trên thực tiễn lâm sàng học hiện đại, đã có những công trình nghiên cứu khảo sát khả năng trị liệu của dâm dương hoắc đối với một số bệnh lý nội khoa như cơn đau thắt ngực do thiểu năng động mạch vành, suy nhược thần kinh, viêm phế quản mạn tính, viêm khớp trẻ em, thiểu năng sinh dục...

Ba Kích Tím

Tính chất dược trong cây Ba Kích Tím

Bộ phận dùng: Rễ cây đào về cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy chỗ có đường kính 0,5cm trở lên, phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh dập nát) tiếp tục phơi, sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong, cắt thành đoạn ngắn 10cm.

Bảo quản: Tránh mốc, mọt bằng cách xông hơi lưu huỳnh cả dược liệu và bao đựng. Kiểm tra thường xuyên diệt mọt bằng hơi lưu huỳnh.

Ba kích nhục: Là ba kích đã bào chế: Tẩm nước muối 5%, ngâm 30 phút rồi đem đồ chín, rút lõi, phơi khô.

Thành phần hóa học: Trong rễ ba kích khô có acid hữu cơ, đường, nhựa, anthraglucoside, phytosterol, 1 chút tinh dầu, chất gây ngứa cổ họng.

Đặc tính của Ba Kích Tím

Theo Đông y, ba kích vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận. Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp. Kiêng kỵ. Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều) táo kết không dùng.

Cách dùng rượu thảo dược Tây Bắc

Ngày dùng 1 -2 lần, Mỗi lần 2-3 chén nhỏ. Dùng trước bữa ăn. Đây là loại rượu đặc biệt của người dân tộc, dùng để biếu tặng bạn bè người thân, dùng trong lễ Tết. Các loại dược liệu quý cùng với hương vị của nếp nương thơm nồng, làm cho người sử dụng cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, sức khỏe dồi dào, lâng lâng mùa xuân

Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng