Trang chủ Liên hệ

Tam Thất Bắc

200.000₫
Mua ngay

Tam thất bắc

Đơn vị tính: 100 gam củ tam thất bắc sấy khô

Tam thất là một vị thuốc quý, đặc biệt là đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Để sử dụng tam thất một cách khoa học, đem lại hiệu quả trong điều trị bênh quý khách cần chú ý cách lựa chọn và sơ chế trước khi dùng

Tam thất là cây thân nhỏ, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 - 60 cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 - 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe. Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.

Các loại Tam thất

Tam thất có 2 loại: Tam thất bắc và tam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ gừng.

Tam thất là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ, đặc biệt ở tuổi sinh đẻ. Rễ củ tam thất có tác dụng dược lý rất phong phú. Trong thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cái cắt bỏ buồng trứng và chuột cống cái non, tam thất có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ thể hiện ở các hoạt tính osetrogen và hướng sinh dục.

Lựa chọn tam thất bắc 

Củ tam thất hình con quay, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết nhăn dọc, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ.

Sơ chế tam thất

Để đảm bảo hiệu quả cao trong điều trị bệnh, trước hết phải rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột. Phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60 độ C. Tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà rồi phơi, sấy khô. Khi dùng mới thái lát hoặc tán bột, dùng đến đâu làm đến đó.

Tác dụng của tam thất bắc

Trong Đông y, Tam Thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau:

- Cầm máu, giảm đau

- Các chứng nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở các khiếu như mắt, tai...

- Đại tiện ra máu, bị kiết lỵ phân có máu

- Băng huyết, rong huyết, rong kinh, hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ sau khi sinh đẻ

- Giúp đẩy sản dịch, huyết hôi không thoát ra được ở phụ nữ

- Chướng hoặc đau bụng

- Tụ máu hay xuất huyết do trật đả, đau do sưng tấy ..

Theo y học hiện đại, tam thất có công dụng đem lại những hiệu quả to lớn có thể kể đến như sau:

- Tăng lực, tăng sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh. Tốt cho người hay bị ra mồ hôi trộm, lao động quá sức

- Dịch trong rễ, thân, lá của tam thất giúp cầm máu, giảm đau rõ rệt

- Tiêu máu ứ xảy ra do bị chấn thương, va đập gây bầm tím ở phần mềm

- Điều hòa hệ thống miễn dịch, kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ

- Kích thích tâm thần, chống trầm uất căng thẳng, stress, cải thiện khả năng ghi nhớ 

- Tăng lưu lượng máu động mạch vành, bảo vệ cơ tim, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.

- Hạ huyết áp, bảo vệ tế bào gan, hạ mỡ trong máu

- Chống oxy hóa, làmchậm quá trình lão hóa

- Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển khối u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.

- Giúp kháng khuẩn và virus

Cách dùng tam thất bắc

Tam Thất có nhiều cách bào chế, mỗi cách sẽ có những công dụng khác nhau, thường được bào chế dưới 3 dạng:

Sử dụng trực tiếp: Rửa sạch củ tam thất, giã nát và đắp lên vị trí bị tổn thương.

Dùng sống: Rửa sạch củ, sau đó phơi hoặc sấy khô. Có thể thái ra hoặc nghiền thành bột. Cách này thường được dùng để chữa các chứng như bị xuất huyết, tổn thương như đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, bệnh gan,...

Dùng chín: thường dùng với mục đích để bồi bổ cho những người bị suy nhược, khí huyết kém. Có 2 cách chế biến: 

+ Cách 1: Rửa sạch rễ, lá, thân tam thất, ủ rượu cho mềm, sau đó thái mỏng, sao qua chảo nóng, nghiền thành bột.

+ Cách 2: Rửa sạch, thái mỏng tam thất rồi sao lên với dầu thực vật cho đến khi củ tam thất chuyển thành màu vàng nhạt rồi đem nghiền thành bột.

Liều lượng

Dùng cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày uống 10 -  20 g, chia làm 4 - 5 lần. Để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn 5 - 6 g, chia hai lần. Trẻ em tuỳ tuổi dùng bằng 1/3 - 1/2 liều người lớn.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng tam thất. Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng. Mặc dù tam thất mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta không nên tự ý sử dụng, vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi có ý định sử dụng.

Xem thêm

Tam thất - Những điều cần biết

Những bài thuốc hay từ tam thất

Tam thất - Vị thuốc quý

Củ Tam thất rừng