-
- Tổng tiền thanh toán:
Tìm hiểu về cây la hán và tác dụng chữa bệnh của quả la hán
Đặc điểm của cây la hán? Quả la hán có tác dụng gì? Cách dùng ra sao? Ít ai biết rằng cây la hán có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, điều trị bệnh ung thư, chống oxy hóa,… và cùng vô vàn các tác dụng khác
Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 11/08/2021
Đặc điểm của cây la hán? Quả la hán có tác dụng gì? Cách dùng ra sao? Ít ai biết rằng cây la hán có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, điều trị bệnh ung thư, chống oxy hóa,… và cùng vô vàn các tác dụng khác. Hôm nay, Thảo mộc Thuận Thành sẽ cùng bạn giải đáp những câu hỏi này nhé!
Tổng quan về cây la hán
- Cây la hán còn được biết đến với cái tên là Quang quả mộc miết, là loài thực vật thân leo, thân có thể dài từ 1 – 3 m. Thân cây la hán có nhiều tua cuốn có thể leo sang thân cây khác để mọc leo.
Cây lá hán quả
- Lá cây có hình trái tim, với chiều dài khoảng 10 – 20 cm, rộng khoảng 3,5 đến 12 cm, rụng theo mùa.
- Hoa la hán mọc dạng chùm, mỗi chùm có 2 – 3 hoa, hoa mọc thả bông, phiến hoa màu vàng nhạt, mỏng cánh. Cuống hoa dài 3 – 5 cm
- Cây la hán có nguồn gốc từ khu vực Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan. Hiện nay d ích lợi chữa bệnh cùng giá trị kinh tế nên cây la hán được nhân giống và trồng ở nhiều nơi.
- Quả cây la hán thường có hình tròn, đường kính khoảng 5 – 8 cm, vỏ ngoài màu nâu hoặc vàng nâu sẫm thường được thu hoạch trong thời gian tháng 7 – tháng 9 hàng năm. Khi thấy quả đã to, cứng chắc, khi lắc không thấy tiếng động thì sẽ được thu hái về làm dược liệu.
II Tổng quan về quả la hán
1, Thành phần trong quả la hán
Trong quả la hán có chứa:
- Đường: Trong quả la hán thì lượng đường chiếm đến 25,17%-38,31% trong đó 10.2% - 17,55% là đường Fructose, còn lại là đường Glucose
- Protein: Chiếm 8,67%-13,35%
- Các Axit béo: bao gồm: Linoleic acid, Lauric acid, Oleic acid, Stearic acid, Palmitic acid, , Myristic acid, … chiếm 41%
- Các thành phần còn lại như Vitamin C, kẽm, niken, iod, thiếc,… cùng các nguyên tố vô cơ khác chiếm 313mg-510mg/ 100g quả.
Quả la hán
- Quả la hán có vị ngọt, mang tính mát, lành tính. Quả la hán sau khi được thu hái sẽ phơi khô, bảo quản nơi thoáng mát và được đem làm dược liệu.
2. Tác dụng của quả la hán
Quả la hán được dùng sau khi đã sấy khô, theo Đông y cho rằng dược liệu này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, giảm ho, tiêu đờm,… Điều này hỗ trợ điều trị các bệnh nóng trong người, táo bón, viêm phế quản, ho gà, dị ứng,…Cây la hán có tác dụng gì: Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Chúng ta hãy cùng đi sâu vào các tác dụng chữa bệnh chính của quả la hán như sau:
a, Quả la hán giúp chống oxi hóa, hỗ trợ điều trị ung thư
Trong quả la hán có chứa thành mogrosid – chất đã được khoa học chứng minh là có tác dụng chống oxi hóa cực mạnh. Nó giúp làm chậm tiến trình lão hóa đồng thời bảo vệ các tế bào tránh hỏi sự tấn công của gốc tự do, ngăn ngừa bệnh tật.
Quả la hán giúp chống oxi hóa, hỗ trợ điều trị ung thư
Việc chống oxi hóa cũng giúp ngăn ngừa mạnh mẽ sự phát triển của khối u, ngăn chặn không cho tế bào ung thư lan rộng. Điều này giúp cho quả la hán trở thành một chiến binh hỗ trợ chống ung thư tuyệt vời.
Mặc dù người bị ung thư cần kiêng ăn đường, nhưng vị ngọt tự nhiên trong quả la hán thì lại không tác động tiêu cực như các loại đường nhân tạo
b, Quả la hán giúp ngăn ngừa tiểu đường, béo phì
Hiện nay việc sử dụng đường, đồ ngọt trở lên vô cùng phổ biến khiến tình trạng tiểu đường, béo phì trở nên phổ biến. Vị ngọt tự nhiên từ hoa quả, đặc biệt là trong quả la hán mang lại sức khỏe tốt.
Quả la hán giúp ngăn ngừa tiểu đường, béo phì
Từ nhiều thế kỉ qua, trong Đông y cũng đã dùng quả la hán để làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Vị ngọt trong quả la hán vừa giúp người bệnh không bị thèm ngọt quá, đồng thời chứa ít calo nên làm giảm dược lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất ra Insullin.
Từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đái tháo đường.
c, Quả la hán giúp chống viêm, giải nhiệt
Quả la hán có tác dụng kháng khuẩn, có thể thay thế như thuốc kháng sinh trong các trường hợp nhiễm trùng nhẹ. Trong một nghiên cứu, khảo sát các bệnh nhân bị sâu răng, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng quả la hán có khả năng ức chế vi khuẩn một cách đáng kinh ngạc. Quả la hán giúp chống lại tình trạng giảm sưng tấy, viêm nhiễm trong cơ thể.
Quả la hán giúp chống viêm, giải nhiệt
Ngoài ra, quả la hán còn được hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trung vì nấm Candida.
d, Quả la hán giúp hỗ trợ điều trị nóng trong
Quả la hán thường dược dùng để đun nước uống như một loại trà giải khát. Chỉ cần một nửa đến một quả la hán bạn có để đun nước uống cả ngày. Nước quả la hán có vị ngọt thanh, mang tính hàn, hỗ trợ giải độc gan, nhuận tràng, giúp tiêu hóa tốt và ăn ngọt miệng.
Chính vì vậy có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị nóng trong, nóng gan, táo bón.
Ngoài ra, quả la hán giúp giảm mệt mỏi, chống dị ứng, ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp, tim mạch,…..
3. Lưu ý khi sử dụng la hán quả
Quả la hán mang lại nhiều ích lợi, tuy nhiên khi sử dụng thì bạn cần chú ý một vài điểm sau
- Với người có thể trạng hư hàn với các biểu hiện như sợ lạnh, da tái nhợt, đi ngoài lỏng, lưỡi trắng thì nên cần chú ý khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng la hán quả
- Khi bạn đang dùng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chung cùng quả la hán.
- Chú ý mua la hán quả ở nơi uy tín, kiểm tra quả la han có bị ẩm mốc,… để đảm bảo chất lượng.
Kết luận
Cây la hán cùng quả la hán đều có ích lợi cho sức khỏe con người. Các gia đình có thể mua quả la hán khô về để làm trà pha nước uống hàng ngày để thanh nhiệt, thải độc.
Qua bài viết hôm nay, mong rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để cây la hán cũng như tác dụng của quả la hán. Theo dõi các bài viết tiếp theo của Thảo mộc Thuận Thành để có thêm nhiều kiến thức hữu dụng. Thảo mộc Thuận Thành tự hào là đơn vị cung cấp trà thảo mộc đa dạng và uy tín trên toàn quốc.