Sức khỏe - Sảng khoái - Sành điệu

Tìm hiểu về hồng hoa

Cây hồng hoa là một loại dược liệu từ lâu thường xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc về khí huyết. Hồng hoa có tác dụng rất tốt trong điều hòa kinh nguyệt, trị đau do ứ huyết, đau bụng kinh…

Tác giả: Đào Hải Lâm Ngày đăng: 21/05/2021

Cây hồng hoa là một loại dược liệu từ lâu thường xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc về khí huyết. Hồng hoa có tác dụng rất tốt trong điều hòa kinh nguyệt, trị đau do ứ huyết, đau bụng kinh…Các tinh chất trong dầu hồng hoa có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về loại dược phẩm này.

Cùng tìm hiểu về hồng hoa trong bài viết hôm này cùng Thuận Thành nhé!!

cây hồng hoa

Tìm hiểu chung về hồng hoa

Đặc điểm của hồng hoa

Dầu hồng hoa được làm từ hồng hoa – loại thực vật lâu đời trên thế giới. Cây hồng hoa còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như: Đỗ hồng hoa, Hồng lam hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Tây tạng hồng hoa,…..

Tên khoa học của Hồng hoa là Carhamus tinctorius L thuộc họ nhà Cúc. Cây cao tầm hơn 1m, thân nhẵn mịn, dáng thẳng, đầu nhọn, mặt lá màu xanh sẫm.

Cây hồng hoa thường mọc hoa thành cụm, gồm nhiều hoa nhỏ, màu cam đỏ. Quả hồng hoa có hình trứng với 4 cạnh lồi.

Mùa hoa nở thường vào tháng 6-8, còn mùa quả của hồng hoa thì thường vào tháng 8,9. Cây hồng hoa là giống cây quý, được phát hiện nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Pháp, Đức,… Tại Việt Nam thì được trồng nhiều ở khu vực Hà Giang, hiện nay hồng hoa nhân giống ra nhiều tỉnh khác.

Ngoài ra, hồng hoa sau khi thu hoạch nhìn khá giống với nhụy hoa nghệ tây (Saffron), đều là dạng sợi màu đỏ. Tuy nhiên, hồng hoa có hình dạng ngắn hơn và giá thành rẻ hơn so với Saffron.

Khi thu hái hồng hoa, bạn lựa hái hoa mới vào buổi sáng, chọn những bông hoa mà đỏ tươi. Những bông còn màu vàng thì chưa nên hái vội, mà để chờ đến khi hoa thành màu đỏ. Ngọn của cây hồng hoa có thể ăn được.

tác dụng của hồng hoa

Đặc điểm của hồng hoa

Chú ý hồng hoa kị với trầm hương và Xạ hương, điều này được thể hiễn rõ khi dùng hồng hoa nhuộm quần áo, chỉ cần cho thêm trầm hương hay xạ hương thì màu nhuộm sẽ đổi màu.

Vào mùa hoa khi hồng hoa đã chuyển từ màu hoa vàng sang đỏ thì đã có thể tiến hành thu hoạch. Hạt của hồng hoa chứa rất nhiều dầu và protein nên được sử dụng để ép thành dầu hồng hoa để sử dụng.

Hồng hoa có chứa nhiều linolenic và linoleic giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, làm giảm cholesterol đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hồng hoa chứa các chất có thể làm loãng máu hỗ trợ điều trị các cục máu đông, giảm huyết áp.

Hồng hoa có lượng dùng khác nhau dựa trên độ tuổi, thể trạng của bệnh nhân. Để sử dụng hồng hoa bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng thích hợp.

Tác dụng của hồng hoa

Hồng hoa được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:

- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch và đột quỵ

- Điều trị tình trạng sốt, khó thở.

- Hỗ trợ trong việc chống đông máu

- Kích thích ra mồ hôi

- Được sử dụng như thuốc nhuận tràng

- Giúp tan đờm

- Giảm đau trong trong kì kinh nguyệt

- Được dùng uống cho ra thai chết trong bụng.

lưu ý khi sử dụng hồng hoa

Dầu hồng hoa

Tác dụng phụ của hồng hoa

Khi sử dụng hồng hoa bạn nên chú ý khi gặp một số phản ứng phụ sau:

- Dị ứng

- Rối loạn đường tiêu hóa

- Huyết áp

- Rối loạn về tim mạch

- Chảy máu

Khi gặp bất kì phản ứng phụ nào thì bạn nên đến và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đồng thời bạn cũng nên chú ý khi sử dụng dầu hồng hoa. Nếu bạn đang có thai hoặc trong thời kì cho con bú thì nên sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, khi bạn đang có bệnh tật và sử dụng các loại thuốc khác cùng lúc thì cũng cần chú ý.

nhụy hồng hoa

Chú ý khi sử dụng hồng hoa

Hồng hoa khi sử dụng cùng các thuốc làm chậm máu: Aspirin, Enoxaparin, ibuprofen, ….có thể khiến tăng nguy cơ bầm tím, xuất huyết.

Ngoài ra, bạn cũng cần xem bản thân có bị dị ứng với hồng hoa hay không. Với những người bị tiểu đường hoặc mới phẫu thuật thì không nên sử dụng dầu hồng hoa. Dầu hồng hoa có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường của người bệnh. Còn với tác dụng giảm đông máu thì có thể gây nguy hiểm cho người chuẩn bị phẫu thuật. Lời khuyên dành cho những người chuẩn bị phẫu thuật là nên ngừng sử dụng dầu hồng hoa ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Dầu hồng hoa có mùi thơm dễ chịu, có tác dụng làm tan vết bầm, bong gân, cứng khớp, giảm đau nhanh. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần bôi lên vết bầm rồi xoa bóp nhẹ, một ngày bôi tầm 3 lần.

Dầu hồng hoa

Ép dầu hồng hoa

Hồng hoa là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền (YHCY). Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc chất lượng.

Trên đây là những điều cơ bản về hồng hoa cùng tác dụng, ưu nhược điểm, tác dụng phụ…. Nếu bạn đang có ý định sử dụng hồng hoa thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bạn đang xem: Tìm hiểu về hồng hoa
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: