Tin mới Liên hệ

Tổng hợp chi tiết nhất về cây bồ đề

Đào Hải Lâm 23/07/2021

Cây bồ đề là loại cây có từ rất lâu đời, cây dễ trồng và chăm sóc. Đặc biệt cây bồ đề còn mang nhiều ý nghĩa về tâm linh và Phật giáo, nên thường được trồng ở đình, chùa. Ngoài ra, cây bồ đề còn mang rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ các bệnh về xương khớp, sát trùng,…

Cùng Thảo mộc Thuận Thành tìm hiểu về cây bồ đề trong bài viết hôm nay nhé!

Tổng quan về cây bồ đề

Khái quát chung về cây bồ đề

Đặc điểm cây bồ đề

Cây bồ đề là một loài cây thuộc chi Đa đề, có nguồn gốc từ Ấn Độ, phía Tây nâm Trung Quốc và phía Bắc Việt Nam.

- Thân cây bồ đề là dạng cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, có tán mọc rậm rạp. Thân cây có màu nâu hoặc nâu xám, cây bồ đề lâu năm có đường kính thân khoảng 3m. Lá bồ đề bản to, có chiều dài lá từ 10 – 17cm, bản rộng 8 – 12cm. Lá hình trái tim, có cuống lá dài 6 – 10cm, mặt trên nhẵn màu xanh, mặt bên dưới màu trắng, có lông, nổi gân hình lông chim.

- Hoa bồ đề rất nhỏ, mọc ở nách và ngọn, mọc thành chùm giống cây đa, có màu trắng và mùi hoa nhẹ nhàng thường nở vào tháng hai hàng năm.

- Quả bồ đề có hình tròn, mọc thành chùm, đường kính mỗi quả khoảng 1 – 1,5cm. Quả khi nhỏ màu xanh, chín có màu lục điểm tía, thường rụng khi chín.

- Nhựa bồ đề thường được dùng làm dược liệu chữa bệnh và thường được biết đến với tên là An tức hương. Nhựa bồ đề có màu vàng cam, láng bóng như sáp, to nhỏ không đều. Nhựa có hình trụ không đều, mảnh dẹt, giòn dễ vỡ, để lâu thì thành màu vàng nâu. Nhựa bồ đề khi đun nóng sẽ mềm và có mùi thơm giống mùi vani.

Nhựa bồ đề thường đượcc thu hái và mùa hạ và mùa thu hoặc khi thân cây có tổn thương. Những cây bồ đề được chọn để lấy nhựa là cây đã có 5 – 10 năm tuổi, người ta sẽ rạch một đường trên thân cây và dùng dụng cụ hứng nhựa. Nhựa sẽ kết thành giọt to chảy ra, với nhựa chất lượng thì mang màu vàng nhạt hoặc trắng đục, mùi thơm như vaini. Nhựa có màu nâu đỏ và ít thơm là nhựa có dính tạp chất và kém chất lượng hơn.

Nhựa bồ đề khi thu về sẽ được ngâm vào rượu, sau đó nấu sôi 2 – 3 lần cho đến khi chìm xuống. Sau đó nhựa sẽ được vớt ra thả vào nước, đến khi cứng lại thì được lấy ra và đem đi phơi khô.

- Cây bồ đề là loại cây khá dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây ưa ánh sáng, thích hợp sống trong khoảng từ 15 – 35 độ, nhiệt độ cao hơn có thể ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây. Cây bồ đề không hợp sống trong nhà hay buồng kính.

Khái quát về cây bồ đề

Thành phần hóa học của cây bồ đề

Cây bồ đề có thành phần hóa học như sau:

Nhựa cây bồ đề gồm các thành phần chính như:

Bồ đề theo Đông y thường có vị cay, đắng, tính bình, không độc,có tác dụng hành khí, hoạt huyết, an thần.

Hoa cây bồ đề

Tác dụng chữa bệnh của cây bồ đề

Ngoài ra, bạn nên lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá bồ đề để tránh tác dụng không mong muốn. Những người bị nóng trong, hoặc đang trong thời kì cho con bú, mang thai thì nên chú ý trước khi sử dụng các bài thuốc cây bồ đề.

Nhựa cây bồ đề

Ý nghĩa cây bồ đề

Cây bồ đề ngoài là vị thuốc quý chữa bệnh mà còn mang ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh. Đặc biệt trong Phật giáo thì cây bồ đề được coi như một biểu tượng vững chắc. Tương truyền, vị thái tử Tất Đạt Đa đã ngồi dưới gốc cây bồ đề và giác ngộ trở thành Phật.

Lá cây bồ đề có hình trái tim, gân lá rõ ràng, được liên tưởng với sự ấm áp, từ bi của Đức Phật. Chính vì vậy lá bồ đề thường được sử dụng làm vật phẩm phong thủy, mang ý nghĩa may mắn.

Lấy nhựa cây bồ đề

Nhựa bồ đề ngoài tác dụng chữa bệnh còn có thể sử dụng làm cao su cứng, đồng thời nhờ có mùi thơm mà nhựa còn dùng để chế thành nước hoa.

Trên đây là bài viết tổng hợp chi tiết nhất về cây bồ đề. Các bạn có thể tìm hiểu thêm các loại dược liệu, thảo mộc khác qua các bài viết khác của Thuận Thành nhé.

 

Bài viết liên quan