Trang chủ Liên hệ

Trà hoa Tường Vi

150.000₫
Mua ngay

Trà hoa Tường Vi

Tường vi (danh pháp khoa học:Rosa multiflora) hay còn nhiều tên gọi khác như tầm xuân nhiều hoa, hồng nhiều hoa, tường vi Nhật, dã tường vi là loài thực vật có hoa trong họ Hoa hồng. Tên gọi tường vi thường xuyên bị nhầm lẫn với một loài hoa khác là tử vi

Tường vi là loài hoa hồng bản địa của Đông Á mặc dù hoa hồng không phải có nguồn gốc từ châu Á. Loài này xuất hiện nhiều ởTrung Quốc (tường vi là tên gọi trong tiếng Hán), Nhật Bản, Ấn Độ. Ở Việt Nam, hoa được trồng ở Hà Nội và Đà Lạt.

Công dụng hoa Tường Vi

Tầm xuân nhiều hoa được trồng như một loại cây cảnh, và cũng được sử dụng như một gốc ghép để ghép giống hoa hồng trang trí. Ở vùng Đông Bắc Mỹ, tầm xuân nhiều hoa hiện nay thường được coi là một loài xâm lấn, mặc dù nó đã được du nhập từ châu Á như một biện pháp bảo vệ đất, với mục đích tạo ra một hàng rào tự nhiên để đánh dấu khu vực chăn nuôi và thu hút động vật hoang dã. Tầm xuân nhiều hoa có một điểm dễ phân biệt với hoa hồng bản địa Mỹ bởi cụm hoa lớn của nó và mật độ dày đặc của hoa và quả, thường hơn một chục, trong khi các loài hoa hồng Mỹ chỉ có một hoặc một vài hoa trên một cành.

Ở một số nơi người ta phân loại dã tường vi là "cỏ dại gây hại". Trong khu vực chăn thả gia súc, hoa hồng này thường được coi là một laòi gây hại nghiêm trọng, mặc dù nó là thức ăn rất tốt cho dê.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em... Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng điều trị bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.

Hoa Tường Vi

Hoa Tầm xuân thường được thu hái vào mùa xuân và mùa hạ, dùng để điều trị các chứng bệnh như:

- Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi dùng hoa tầm xuân 3-9g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10g và hoa đậu ván trắng 10g, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà

- Nôn ra máu và chảy máu cam dùng hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g và rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

- Sốt rét (ngược tật)  dùng hoa Tường Vi sắc uống thay trà.

- Bướu tuyến giáp dùng hoa tầm xuân 5g, hoa hậu phác 5g, hoa chỉ xác 5g và hoa hồng 5g, sắc uống.

- Đái tháo đường và viêm loét niêm mạc miệng mạn tính dùng sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm 30ml pha chút nước ấm uống hằng ngày.

Lá Tường Vi

Lá tầm xuân được thu hái quanh năm, có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương, dùng để điều trị các chứng bệnh:

- Ung nhọt làm mủ chưa loét dùng lá tầm xuân sấy khô tán bột, trộn với mật ong và giấm đắp lên tổn thương.

- Viêm loét chi dưới dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.

- Nhọt độc sưng nề nhiều dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên tổn thương.

Rễ Tường Vi

Rễ tầm xuân vị đắng hơi sáp, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc, được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh như:

- Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do tăng huyết áp dùng rễ tầm xuân 15-30g sắc uống.

- Chảy máu cam mạn tính dùng vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt già ăn.

- Ghẻ về mùa hè dùng rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.

- Đau răng và viêm loét miệng dùng rễ tầm xuân sắc uống hoặc ngậm.

- Viêm khớp, liệt bại nửa người, kinh nguyệt không đều, khí hư và tiểu tiện không tự chủ dùng rễ tầm xuân 15-30g sắc uống.

- Hoàng đản (vàng da do nhiều nguyên nhân) dùng rễ tầm xuân 15-24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chế thêm một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày.

- Đái dầm trẻ em, người già đi tiểu đêm nhiều lần dùng rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.

- Phế ung (áp xe phổi) dùng rễ tầm xuân 15g, hạt bí đao 30g, ý dĩ 30g, sắc uống.

- Thương tổn do trật đả và trĩ xuất huyết dùng rễ tầm xuân tươi 30g rửa sạch, giã vắt nước cốt uống.

- Vết thương chảy máu dùng rễ tầm xuân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rắc vào tổn thương, cũng có thể trộn với dầu vừng để đắp.

- Rong huyết dùng rễ tầm xuân 30g, ngải cứu già đốt tồn tính 10g, cỏ nhọ nồi 30g, tiên hạc thảo 30g, sắc uống hằng ngày.

- Bỏng dùng rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa hằng ngày hoặc bột rễ tầm xuân trộn với dầu vừng đắp.

Theo kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại, thành phần chủ yếu của rễ tầm xuân có – sitosterol, dyhydroxy ursolic acid, triterpenic acid, cachoa extract... Dịch chiết có tác dụng chống đông máu, bảo vệ cơ tim, làm giảm cholesterol, triglycerid và lipoprotein huyết thanh.

Quả Tường Vi

Quả tầm xuân vị chua, tính ấm, thu hái vào lúc chín, sấy hoặc phơi khô làm thuốc, có công dụng lợi tiểu thanh nhiệt, hoạt huyết giải độc. Được dùng để điều trị các chứng bệnh như:

- Phù do viêm thận dùng quả tầm xuân 3 - 6g, hồng táo 3 quả sắc uống hoặc quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.

- Tiểu tiện khó khăn dùng quả tầm xuân 10g, mã đề 30g và biển súc 30g, sắc uống.

- Đau bụng khi hành kinh dùng quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hòa thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.

- Táo bón dùng quả tầm xuân 10g, đại hoàng 3g, sắc uống.

* Lưu ý: Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Trà Hoa Mộc

220.000₫

Trà hoa hồng

65.000₫

Trà Bạch Cúc

130.000₫